Anime4viet Fan Club

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
asdasdas

    Nihonreiki - Nhật Bản linh dị ký

    Admin
    Admin
    Admin
    Admin


    Nam
    Tổng số bài gửi : 181
    Age : 36
    Đến từ : anime4viet.com
    Nghề nghiệp/sở thích : fc
    Registration date : 06/08/2007

    Nihonreiki - Nhật Bản linh dị ký Empty Nihonreiki - Nhật Bản linh dị ký

    Bài gửi by Admin Tue Aug 28, 2007 12:28 am

    Nguồn : http://www.jovp.org/vanh0a/?p=14


    Nihonreiki - Nhật Bản linh dị ký


    August 22, 2007
    Nihonreiki ( 日 本 例 規, Nhật Bản linh dị ký, ghi chép những chuyện linh nghiệm, kỳ lạ của Nhật Bản), tên thường gọi là Linh dị kí (Ryoiki) (từ đây gọi là Linh dị ký), tên đầy đủ là Nhật Bản quốc hiện báo thiện ác linh dị ký,
    là tập truyện cổ Phật giáo đầu tiên viết bằng chữ Hán của Nhật Bản. Đây
    là tác phẩm nổi tiếng trong kho tàng văn học cổ điển Nhật Bản, phản ánh
    nhiều mặt của nền văn hóc Nhật Bản thời trung đại. Sách được biên soạn
    năm En ryaku thứ 6 (787), hoàn thành năm Konin thứ 13 (822). Tác giả là
    nhà sư Kekai, sống ở chùa Yakushi ở kinh đô Na ra (nay thuộc tỉnh Na
    ra).


    Linh dị ký gồm 3 quyển: Thượng, Trung, Hạ. Quyển Thượng có 35 truyện,
    Trung có 42 truyện và Hạ có 39 truyện. Cả thảy có 116 truyện. Đầu mỗi
    truyện là lời Tựa, sau phần lớn mỗi truyện là lời Tán, xen kẽ giữa các
    truyện là các đoạn thơ, ca dao. Tác phẩm tập trung vào các đề tài như
    truyện về các thiền sư, về người có sức khỏe, truyện trả ơn của súc
    vật, các truyện báo ứng luân hồi, ở hiền gặp lành, làm ác phải chịu quả
    báo, sự linh nghiệm của Phật Quan âm, Diệu kiến Bồ tát, Di lặc Bồ tát,
    sự biến hóa của kinh điển và tượng Phật. Tất cả các truyện kỳ lạ, linh
    nghiệm đều được dàn dựng gắn với hiện thực trên nền lịch sử có thật,
    được tác giả sắp xếp theo trục thời gian từ thời Thiên hoàng Yuryaku
    (Hùng Lược, 478) cho đến hết thời thiên hoang Kamu (Hằng Vũ, 781-806).

    Linh dị ký là tác phẩm được viết dưới ảnh hưởng sâu
    sắc của Phật giáo, nó là sản phẩm của thời kỳ Phật giáo và văn hóa
    Trung Quốc được du nhập và phát triển rực rỡ ở Nhật Bản. Các tác phẩm
    chí quái Trung Quốc đời Tấn như Sưu thần ký 搜 神 記 các tác phẩm truyền
    kỳ đời Đường nổi tiếng đương thời như Nhâm thị truyện 任 氏 傳 và truyện
    kể Phật giáo Trung Quốc như Minh báo ký 冥 報 記 Kim cương bát nhã kinh
    tập nghiệm ký 金 剛 般 若 經 集 驗 記… được lưu hành rộng rãi ở Nhật Bản thời
    bấy giờ đã có ảnh hưởng lớn đến Linh dị ký. Tác giả Linh dị ký còn sử
    dụng nhiều mô típ có tính khuôn mẫu đã được định hình trong truyện kể
    dân gian không chỉ riêng của Nhật Bản mà chung của thế giới như: mô típ
    về sự sinh nở kỳ lạ; sự hóa thân từ người sang vật; những nhân vật có
    khả năng kỳ diệu, hôn nhân giữa người và động vật, những nhân vật xấu
    xí mà tài ba…
    Tác phẩm còn có nhiều bằng chứng giúp ta hiểu được sự lưu thông của
    các đề tài cốt truyện, cho đến việc hoán cải motip, cốt truyện đó ở
    Nhật Bản thời trung đại cũng có những nét tương tự như ở Việt Nam. Tác
    phẩm đã được người viết dịch ra tiếng Việt, nhà xuất bản Văn học ấn
    hành năm 1999.
    Admin
    Admin
    Admin
    Admin


    Nam
    Tổng số bài gửi : 181
    Age : 36
    Đến từ : anime4viet.com
    Nghề nghiệp/sở thích : fc
    Registration date : 06/08/2007

    Nihonreiki - Nhật Bản linh dị ký Empty Re: Nihonreiki - Nhật Bản linh dị ký

    Bài gửi by Admin Tue Aug 28, 2007 12:28 am

    Linh dị ký với truyện kể dân gian Trung Quốc và thuyết thoại Hán văn của Việt Nam.
    Chúng ta đã biết nền văn học Trung quốc vừa phong phú vừa đa dạng,
    xuất hiện lâu đời, từ rất sớm đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn
    học truyền miệng và văn học viết. Từ thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, ở
    Trung Quốc đã xuất hiện nhiều loại truyện cổ tích thần kỳ và truyện
    ngắn chí quái như Bác vật chí 博 物 誌 của Trương Hoa, Cao Sĩ truyện 高 士 傳
    của Hoàng Phủ Mật …(thế kỷ thứ 3), Sưu thần ký 搜 神 記 của Can Bảo (thế
    kỷ thứ 4), U minh lục 幽 冥 錄, Tường minh lục 祥 冥 錄(thế kỷ thứ 5), Thuật
    dị ký 術 異 記 (thế kỷ thứ 6) và Linh quái lục 靈 怪錄(thế kỷ thứ 7). Trung
    Quốc từ xa xưa đã tiếp thu nhiều truyện cổ của các dân tộc, cùng vó
    ngựa bành trướng, muốn trở thành đế quốc rộng lớn. Bên cạnh đó, trong
    những năm đầu thế kỷ thứ nhất, Trung quốc cũng chịu ảnh hưởng của văn
    hóa Phật giáo. Phật thoại và truyện cổ tích, sử thi Ấn Độ cũng sớm có
    mặt tại Trung Quốc.
    Ở Nhật Bản, từ thế kỷ thứ 4, 5, khi chữ Hán trở thành công cụ chính
    thức trong việc bang giao với đại lục thì văn hóa Hán, văn học Hán đã
    thực sự có điều kiện để thâm nhập vào đời sống văn hóa tinh thần của
    các cư dân vùng đảo. Các tác phẩm Du tiên quật 遊 仙 窟 , Giá chi truyện 柘
    枝 傳 , Bồ đảo tử truyện 蒲 島 子 傳… đã sớm có mặt ở thời Na ra cho thấy
    đương thời các thể loại là tiểu thuyết chí quái, truyện truyền kỳ của
    Trung Quốc đã được cư dân phù tang yêu thích. Linh dị ký cũng là tác
    phẩm chịu nhiều ảnh hưởng của truyện chí quái, truyền kỳ của Trung Quốc
    được lưu truyền ở Nhật Bản thời bấy giờ.
    Cũng như Nhật Bản, Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng của hai nền văn
    minh lớn là Trung Quốc và Ấn Độ. Khi chữ Hán chính thức được coi là
    công cụ ghi chép, ở Việt Nam đã hình thành dòng văn học viết bằng chữ
    Hán. Sự ra đời của nó “là kết quả của những hối thúc từ bên trong do sự
    vận động nội tại của bản thân nền học thuật chữ Hán Việt Nam sinh ra,
    cộng với những kích thích từ bên ngoài do giao lưu văn học mang lại”.
    Xét về nguồn gốc nội tại, thuyết thoại Hán văn của Việt Nam ra đời và
    phát triển gắn liền với văn hóa dân tộc, liên quan đến kho tàng thần
    thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích thần kỳ việt Nam. Về mặt giao
    lưu văn học, thuyết thoại Việt Nam đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng của
    tiểu thuyết chí quái, truyền kỳ Trung Quốc, đồng thời còn vay mượn một
    số đề tài cốt truyện, motip có liên quan đến Phật Giáo và các dân tộc
    phương Nam thời cổ như Chiêm Thành, Phù Nam, Thiên Trúc…
    Do bắt nguồn từ truyện kể dân gian, lại chịu ảnh hưởng của văn học
    Trung Quốc, Linh dị ký tuy không có mối giao lưu trực tiếp với các tác
    phẩm văn học của Việt Nam, nhưng sự lưu thông giữa các motip và sự hoán
    cải các motip và cốt truyện trong Linh dị ký có những nét tương tự như
    ở Việt Nam. Người ta có thể dễ dàng tìm thấy những tình tiết, motip,
    cốt truyện tương đồng với các tác phẩm của Trung Quốc và Việt Nam trong
    Linh dị ký. Xin lấy cốt truyện “bắt thần Sấm” trong Linh dị ký làm ví
    dụ.
    Truyện 3 quyển Thượng kể về người nông dân làng Katawa đi dẫn nước
    vào ruộng, gặp trời mưa liền trú mưa dưới gốc cây. Đúng lúc đó thần Sấm
    giáng hạ, người nông dân định dùng gậy sắt đập chết thần Sấm, nhưng khi
    nghe thần Sấm nói trả ơn bằng cách cho đứa con, ông bèn làm máng nước
    bằng cây quế hương, thả lá tre xuống cho thần Sấm bay về trời.

    Đây là phần đầu truyện Bắt thần Sấm trong Linh dị ký. Thần Sấm là nhân
    vật thường xuất hiện trong truyện cổ và truyền thuyết dân gian ở các
    nước trong khu vực. Tuy vị trí địa lý có khác nhau, song Trung Quốc
    (vùng phương Nam), Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam từ xa xưa cũng là
    những nước nông nghiệp, lấy lúa nước làm cây trồng cơ bản. Với khí hậu
    ấm áp, lượng mưa mùa hạ lớn đã đem lại cho các nước thảm thực vật phong
    phú, hoa trái bốn mùa tươi tốt, nghề nông với cây lúa nước có điều kiện
    để phát triển và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Bên cạnh đó,
    các nước cũng phải hứng chịu những khắc nghiệt do thiên nhiên mang lại,
    đe dọa cuộc sống và tính mạng con người như lũ lụt, ngập úng, hạn hán
    và sấm sét. Xuất phát từ nhu cầu ca ngợi tôn vinh, ngay từ những tác
    phẩm ghi chép truyện dân gian đầu tiên ở các nước đã xuất hiện những
    anh hùng chống thiên tai mang tầm vóc vũ trụ. Trong cuộc đấu tranh đó,
    những người bình thường nhưng có khả năng hòa hợp với thiên nhiên, sau
    khi chết đi được tôn thành thần, và họ cũng chiếm một vị trí quan trọng
    trong đời sống tâm linh của người dân. Truyện về những người “bắt thần
    Sấm” trong Linh dị ký và truyện kể dân gian ở các nước trong khu vực
    phản ánh một chiều kích khác của đời sống tâm linh của con người.
    Từ thế kỷ thứ 4, thời nhà Tấn trong tác phẩm Sưu thần ký 搜 神 記 của
    Can Bảo, cũng đã xuất hiện truyện bắt thần Sấm. Truyện của Can Bảo kể
    rằng: Dương Đạo Hòa trú mưa dưới gốc cây dâu, gặp thần Sấm giáng hạ,
    anh ta bèn lấy thuổng đập gẫy đùi thần Sấm. Trong Dậu dương tạp trở, 酉
    陽 雜 俎 quyển 8, có truyện Vương Cán. Truyện kể rằng, Vương Cán người
    Trịnh Châu, vốn bạo dạn, chẳng biết sợ ai. Vào mùa hè năm Trinh Nguyên
    đầu, đi làm ruộng, gặp trời mưa to bèn chạy vào ngôi nhà chăn tằm ở gần
    đó để tránh mưa. Bấy giờ sét đánh vào trong nhà, khí đen lan tỏa, nhà
    tối như mực, Cán vội ra đóng cửa, cầm cuốc khua loạn lên. Tiếng sét nhỏ
    dần, khí mây cũng thu lại. Cán vừa hô lớn vừa đánh lấy đánh để, khí đen
    dài như nửa chiếc giường, sau lại cuốn tròn như chiếc mâm, lát sau rơi
    xuống đất, biến thành thỏi sắt. Cán bèn lấy thỏi sắt đó rèn thành dao,
    những vụn sắt đúc thành nồi nhỏ có chân như cái vạc.
    Ở Việt Nam, trong Công dư tiệp ký 公 餘 捷 記 của Vũ Phương Đề cũng có
    truyện đánh nhau với thần Sấm. Phần đầu câu chuyện tóm tắt như sau:
    Cường Bạo Đại Vương, người xã Bối Cẩm, huyện Thiên Bản (Nam Định), tính
    khí ngỗ ngược, khinh miệt người đời, quên cả cha mẹ, không cúng giỗ tổ
    tiên. Chỉ có Táo thần là được ông sớm hôm cúng lễ, dù chỉ là một com
    tôm. Táo thần thấy ông có lòng thành, thường hay phù hộ. Một hôm, cha
    mẹ ông đem tội trạng của ông tố cáo với Thiên Đình, Thiên Đình bèn sai
    Lôi thần xuống đánh. Nhờ có Táo thần mách nước, Cường Bạo đem lá mồng
    tơi giã nhỏ trộn với dầu nước, tưới lên mái nhà, khi Thiên lôi từ trên
    trời bay xuống, vừa đặt chân lên nóc nhà đã bị trượt ngã xuống đất.
    Cường Bạo ở trong nhà lấy gậy ra đánh, thần Sét phải chuồn mất. Sau đó
    ông còn cướp được một đoạn dây đồng đỏ dài độ một trượng, đem chôn ở
    một chỗ cao ráo sạch sẽ.
    Trong khi nghiên cứu Linh dị ký với thuyết thoại của Trung Quốc, nhà
    nghiên cứu Kono Kimiko 河 野 貴 美 子 (Đại học Waseda, Nhật Bản) đã có sự so
    sánh tỉ mỉ cốt truyện bắt thần Sấm trong Linh dị ký và các truyện kể
    dân gian của Trung Quốc và thuyết thoại Nhật Bản, từ nhân vật, địa
    điểm, hình dáng thần Sấm, phương pháp bắt thần Sấm, thần Sấm bay lên
    trời, sự báo thù, trả ơn của thần Sấm (17) . Kono cho rằng, phần lớn
    nhân vật bắt thần Sấm trong các thuyết thoại của Trung Quốc là người
    nông dân, hoặc người dân bình thường. Phương pháp bắt thần Sấm cũng
    muôn hình muôn vẻ, người dùng vết nứt của bia để kẹp lấy thần Sấm
    (truyện 1, quyển Thượng, 靈 異 記 ); dùng gậy sắt giơ lên bắt thần Sấm
    (truyện 3, quyển Thượng, Linh dị ký 靈 異 記 ); đọc Kinh Pháp hoa bắt thần
    Sấm giáng hạ ở ngay ngôi tháp do thần Sấm phá vỡ (quyển Hạ, Pháp Hoa
    nghiệm ký 法 華 驗 記 - Nhật Bản); dùng cuốc đánh gẫy đùi thần Sấm (quyển
    111, Sưu thần ký 搜 神 記); vừa cưỡi ngựa vừa giơ mâu lên để giết thần Sấm
    (Quyển 18, Bắc Tề thư 北 齊 書 ); dụ cho thần Sấm nhảy xuống cây, dùng vết
    nứt ở thân cây kẹp chặt lại rồi bắt thần Sấm (Tiên cảm ngẫu truyện 仙 感
    偶 傳 , quyển 394 trong Thái Bình quảng ký 太 平 廣 記 ); dùng đồ thần Sấm
    kiêng ăn như cá vàng, thịt lợn, gọi thần Sấm xuống, rồi dùng dao chém
    vào đùi thần Sấm, làm thần Sấm rơi xuống (Truyền kỳ 傳 奇 , quyển 394
    trong Thái Bình quảng ký 太 平 廣 記 …
    So với phương pháp dùng “vết nứt của cây và đá” để bắt thần Sấm
    trong Linh dị ký và thuyết thoại của Trung Quốc, chúng ta cũng dễ nhận
    thấy cách bắt thần Sấm của người Việt cũng có nét độc đáo. Như truyện
    nêu trên, thần Táo đã dạy cho Cường Bạo dùng những sản vật đặc trưng
    của vùng nhiệt đới như mồng tơi và dầu nước (có lẽ là dầu lạc) là những
    nguyên liệu dễ kiếm cho bữa ăn hàng ngày vào mùa hè để đối phó với thần
    Sấm. Nhờ có chất nhớt trong cây mồng tơi và dầu nước tưới trên nóc nhà
    nên thần Sấm đã bị trượt ngã, bị đánh và phải bỏ chạy. Chi tiết thần
    Sấm trượt ngã vì nhớt mồng tơi và dầu nước không chỉ đề cao trí thông
    minh của con người, mà còn đem lại sự hưng phấn làm cho tiếng cười dân
    gian thêm sảng khoái.
    Nét độc đáo ở cốt truyện bắt thần Sấm trong Linh dị ký, theo Kono và
    một số nhà nghiên cứu Nhật Bản, thể hiện ở trang phục của Sugura -
    người được Thiên hoàng ra lệnh đi bắt thần Sấm. Sugura được mô tả:
    “…trên trán thắt dây bìm bìm mầu đỏ, vác cây mâu trên cắm lá cờ đuôi
    nheo cũng màu đỏ, cưỡi con ngựa đi từ con đường Yamabe, thôn Abe ra tới
    con đường trước chùa Toyora”. Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, Suga ru
    đã mặc trang phục của võ sĩ Nhật Bản thời xưa khi ra trận. Màu đỏ tía
    của dây bìm bìm và cờ đuôi nheo cắm ở ngọn nâu để trừ ma tà là thể hiện
    tinh thần dũng mãnh của người võ sĩ. Chi tiết này được tác giả tái tạo
    một cách thẩm mỹ dựa theo những yếu tố truyền thống trong sinh hoạt của
    người dân Nhật Bản.
    Về chi tiết thần Sấm báo thù, và trả ơn, ở truyện 1, quyển Thượng,
    truyện kể sau khi Suga ru mất, Thiên hoàng ra lệnh làm lễ mai táng ông
    bảy ngày bảy đêm, mai táng ông ở nơi thần Sấm giáng xuống, dựng bia
    trên mộ đề rằng: “Mộ của Sugu ru, người đã bắt được thần Sấm”. Thần Sấm
    thấy vậy, lấy làm oán ghét, giáng sấm sét xuống tấm bia, rồi nhảy xuống
    định dẫm nát trụ bia, nhưng lại bị kẹp chặt vào vết nứt của trụ bia.
    Thiên hoàng nghe chuyện, sai người gỡ ra, thần Sấm mới thoát chết; Chi
    tiết thần Sấm báo ơn xuất hiện ở truyện 3, quyển Thượng, thần Sấm sau
    khi được tha đã tặng cho người nông phu đứa bé con.
    Theo Kono, trong thuyết thoại của Trung Quốc đều xuất hiện hai tình
    tiết, báo ơn và trả thù đối với người đánh nhau với thần Sấm. Ở quyển
    18, Bắc Tề thư, kể lại sau khi đánh nhau với thần Sấm, tóc của Thệ Cô
    Diên cùng lông và bờm ngựa bị cháy hết; quyển 394, sách Thái Bình quảng
    ký kể lại, sau khi bay về trời, thần Sấm để trả thù luôn đuổi theo sau
    Trần Loan Phượng, nhưng do Phượng luôn đề phòng, đi đâu cũng mang dao
    đi theo, lại đào hố để ẩn náu nên vẫn bình yên. Ông còn có khả năng gọi
    mưa, nên người đời gọi là Vũ sư (thày gọi mưa). Truyện 394, Thần Tiên
    cảm ngẫu truyện, chi tiết thần Sấm báo ơn được thể hiện bằng việc thần
    Sấm giúp dân làm mưa, trừ dịch bệnh.
    Chi tiết báo thù ở truyện Cường Bạo Đại Vương của Việt Nam khác với
    Linh dị ký và thuyết thoại Trung Quốc. Người báo thù không chỉ là thần
    Sấm, mà còn có sự hỗ trợ của Táo thần. Cường Bạo từ khi được Táo thần
    phù hộ, sinh ra chủ quan, ngày một ngang ngược. Một hôm ông ta bắt được
    con cua đồng đêm về nướng ăn, không cúng Táo thần nên Táo thần tìm cách
    hại lại ông. Táo thần khuyên ông, khi trời sắp mưa thì xỏ tay vào lỗ
    vai cày và lấy then gỗ ngang khóa chân lại. Cường Bạo làm theo, chẳng
    ngờ khi mưa gió ập tới, ông ta muốn chạy nhưng không chạy được liền bị
    Thiên lôi đánh chết.
    Đoạn kết truyện bắt thần Sấm ở Linh dị ký và thuyết thoại các nước
    phần lớn mang cảm hứng tôn vinh. Sasuga, người bắt được thần Sấm, sau
    khi chết đi được vua xây mộ, dựng bia đề ngợi ca: “Một Suga ru, người
    lúc sống bắt được thần Sấm, khi mất cũng bắt được thần Sấm”. Trần Loan
    Phượng (Trung Quốc) cũng được phong làm Vũ sư. Truyện Cường Bạo Đại
    Vương (Việt Nam) tình tiết tuy có khác với Linh dị ký và thuyết thoại
    Trung Quốc, song rốt cuộc, sau khi chết, cũng được dân làng phong làm
    Phúc thần, lập đền thờ phụng.

      Similar topics

      -

      Hôm nay: Sun May 19, 2024 6:10 pm