Thử tưởng tượng nếu bầy nhân mã trong Fantasia
rời bỏ cuộc dạo chơi êm dịu mà sa vào sự buông thả hoang dại. Vài đôi
ngựa non nhiều nữ tính từ chối nhục dục bị trói lại. Bất ngờ một con
robot cao hơn một ngàn bộ trong giáp phục samurai xuất hiện quyết chiến
với một quái vật cũng khổng lồ không kém, phun lửa rừng rực từ những
cái vòi hình sinh thực khí. Cuộc giao tranh giết sạch bầy nhân mã.
Hoặc có thể những con nhân mã nam chết thảm khốc nhưng nhanh chóng, chỉ
còn lại vài nữ nhân mã sống sót đủ dài để bị cưỡng bức bởi đống xúc tu
dương vật kia. Thậm chí có thể một trinh nữ nhân mã thừa hưởng vỏ bọc
của một tay quái vật sát thủ từ người mẹ sẽ đứng lên giải quyết cuộc
song đấu này.
Đoạn kết trên có thể dễ dàng tìm thấy trong đoạn mở đầu cho một anime
điển hình. Trong khi phương Tây quá quen thuộc với sự lặp đi lặp lại
của tình dục và bạo lực thì quyền năng tiềm ẩn của phụ nữ thể hiện qua
việc biến hình lại là nét riêng biệt của người Nhật. Cho dù không gian
đô thị đổ nát hay những bộ áo liền quần bó sát là tương đối mới mẻ,
nhưng những fantasy về tính dục chỉ là sự nối dài một chủ đề văn hoá
hiện diện từ thời phong kiến qua những truyền thuyết dân gian.
**
Tuy
vậy phương Tây chưa bao giờ hiểu rõ những hoạt hình về tình dục và bạo
lực thực sự. Trong khi đó từ những năm 60, anime đã tràn ngập khắp Nhật
Bản, từ TV serie, OAV đến phim màn ảnh rộng. Chúng đã trở thành một
phần thiết yếu của văn hoá đại chúng Nhật, tương tự như sự phổ biến của
manga, thể loại chiếm 40% ngành công nghiệp xuất bản Nhật mà anime
thường dựa vào để khai thác cốt truyện.
Chủ đề của anime khá rộng, nó thực sự là một phương tiện chuyển tải hơn
là một loại hình điện ảnh. Nó có thể đi từ bi kịch lịch sử như kiểu The Diary of Anne Frank,
vụ dội bom Hiroshima, cho đến hài kịch, tình cảm… hay những gì khác mà
người ta có thể nghĩ đến. Những loại hình khá quen thuộc gồm: phiêu lưu
mạo hiểm, khoa học viễn tưởng và fantasy. Gần đây, một lượng lớn anime
xâm chiếm các câu lạc bộ học đường, song hành cùng truyện tranh và đã
phát triển đến vùng ngoại vi “cult” của dòng anime chính.
Hình ảnh phụ nữ trong anime và manga xuất hiện rộng khắp trong đó chủ
đề thường gặp là khả năng biến hình của họ. Những nhân vật nữ chính
thường trải qua một chuỗi biến hoá khá gợi cảm để trở thành robot hay
siêu nhân biệt dị. Khái niệm phụ nữ thường đi liền với sự đối xử khá tệ
hại và trên thực tế có lẽ cũng vậy. Nhưng phụ nữ có thể trở nên uy
quyền hơn nam giới qua sự biến hoá viễn tưởng.
**
Một trong những phim tiêu biểu là Wicked City,
do Yoshiaki Kawajiri đạo diễn. Nhân vật nữ chính xinh đẹp – Makie là cư
dân của cảnh giới yêu ma. Sự biến hình khiến Makie đạt được quyền lực
cao nhất là sự biến đổi từ công cụ tình dục thành người mẹ. Tình mẫu tử
xuất hiện nhiều trong anime vì người Nhật nhìn nhận ảnh hưởng lớn lao
của người mẹ. Thậm chí trong Urotsukidoji: Legend of the Overfiend,
một serie nổi tiếng về bạo lực và bài phụ nữ thì hình hài có quyền năng
mạnh nhất là quỷ cứu thế sắp thành mẹ. Trong serie manga The Legend of Mother Sarah,
Katsuhiro Otomo, tác giả của siêu phẩm Akira, kể về một người mẹ tìm
con trong thời hậu tận thế. Sarah mang ngực giả chống đạn, cô tan ra
trong đau khổ khi những đứa con bị mang đi, khi ấy sữa đã tràn chảy.
Đối với phụ nữ trong anime, sự biến hình dù là từ con gái thành mẹ, từ
con người thành quái vật hay từ con người thành máy móc đều chỉ là sự
hỗn độn. Dù những sự thay đổi đó tăng cường quyền năng cho nữ giới thì
chúng gợi lên những quan ngại về sự khiếm khuyết bản thể con người. Và
đối với quái vật hay máy móc thì khả năng sinh sản của họ hầu như đã bị
mất đi. Đó cũng là những mù mờ nan vấn kéo dài qua ngàn năm trong
truyền thuyết Nhật Bản.
**
Truyền thuyết đầu tiên ghi nhận sự biến hình của phụ nữ thành cáo là Fudoki, văn tự Phật giáo thế kỷ thứ 8. Đáng quan tâm hơn là huyền thoại cùng niên đại - Kojiki,
xuất phát từ một truyền thuyết Thần đạo, giải thích sự thành hình của
Nhật Bản. Khi hai vị thần (kami), Izanagi và Izanami khám phá các bộ
phận sinh dục của nhau lần đầu tiên, Izanami bảo nàng chưa hình thành
đầy đủ trong khi Izanagi cho rằng của chàng quá thừa. Izanami đề nghị
giao hợp và con đầu của họ là một con đỉa. Izanagi cho rằng quái thai
là hậu quả của việc Izanami tranh tiên trong thực hiện tính giao, vốn
được coi là không thuận lý đối với phụ nữ. Do đó chàng chủ động ân ái
và lần này con cái họ là những hòn đảo của Nhật Bản.
Những
tuần trăng mật kéo dài giữa Izanagi và Izanami cho đến khi nàng sinh ra
thần lửa và lửa đã thiêu cháy âm hộ. Izanagi theo nàng vào giới cảnh
bóng tối, đất âm u của cái chết và khẩn cầu Izanami quay lại. Izanami
đồng ý với điều kiện Izanagi không được quay lại nhìn nàng. Không thể
kiên nhẫn được, Izanagi nhìn lại và thấy vợ mình đang phân rã với tám
vị thần sấm khắp thân thể. Kinh sợ trước cảnh tượng xảy ra đối với nàng
Izanami, Izanagi vội quay trở ra và bỏ chạy. Thất vọng cùng cực trước
hiện trạng của mình, Izanami thề rằng sẽ giết hết ngàn người con của
ông ta nhưng Izanagi đáp trả rằng chàng sẽ dễ dàng tạo ra nhiều hơn số
con cái bị mất đi.
Để loại bỏ những ảnh hưởng xấu xa của cõi địa ngục, chàng tìm đến một
dòng sông để tẩy uế linh hồn mình. Và trong quá trình thanh trùng ông
tạo ra một loạt thánh nữ, là tổ tiên của tầng lớp quý tộc Nhật Bản và
những giọt nước cuối rơi ra từ mắt tạo thành Thái dương thần nữ
Amaterasu, vị thần quyền năng tối thượng trong Thần đạo cùng thần mặt
trăng Tukiyomi và thần bão tố Susano. Từ đó cho thấy có hai phương thức
sinh sản: sinh sản qua tình dục và sự sản sinh các thánh nữ qua hành
động tẩy uế bản thân. Sự thanh trùng để phục hồi sức mạnh và sinh lực
luôn gắn liền với các hoạt động văn hoá, chủ yếu do nam giới tiến hành.
**
Tuy nhiên nữ giới cũng vẫn có uy quyền trong lịch sử tôn giáo Nhật Bản.
Các trinh nữ trông đền trong các điện thờ Thần đạo thời phong kiến được
gọi là miko, thông linh được với thế giới linh hồn và đưa ra những lời
tiên tri. Những lời tiên tri này chỉ có thể được truyền đạt qua nữ
giới. Quyền lực của các miko vượt ngoài bản năng tình dục của họ. Nhiều
người trừ tà bằng cách nhập hồn vào quỷ hay quan hệ tình dục với chúng.
Thế nhưng quyền lực bao trùm của các miko sớm chấm dứt khi Phật giáo
vào Nhật và phát triển mạnh ở nông thôn. Khi đó vai trò tiên tri chuyển
sang cho các nhà sư. Thậm chí nhiều miko còn bị cấm hoạt động. Sự tranh
chấp quyền lực giữa tăng lữ và miko được thể hiện qua một bức tranh
thời phong kiến trên hành lang vào một ngôi đền mô tả một nhà sư đứng
đối diện với đôi ngực trần của một miko.
Trong nhiều anime, trận chiến này vẫn còn tiếp diễn. Phụ nữ trong Thần
đạo cổ xưa và anime thời hiện đại đều mang quyền năng biến hình và
quyền lực này gắn liền với tính dục của họ. Trong khi Phật giáo và Thần
đạo không cấm đoán tình dục theo kiểu Thiên chúa giáo thì cả hai tôn
giáo này đều đặt nặng vấn đề thanh trùng và tẩy uế. Nam giới tạo dựng
văn hoá, xã hội và đạo lý dựa trên những lể nghi tẩy uế tinh thần. Phụ
nữ với những thân thể hỗn loạn và bất định là đối tượng tốt nhất có thể
chế ngự các loại hỗn độn khác, nhất là từ khi giới tăng lữ chiếm lấy
vai trò tiên tri. Cuối cùng khi quyền năng của phụ nữ càng lớn qua hình
hài quái vật, máy móc… thì văn minh và nhân tính càng giảm.
**
Fantasy gần nhất về quyền lực ẩn chứa của nữ giới có lẽ là sự ám ảnh về sự xinh xắn “cute” hay kawai,
hiện đang thịnh hành trong manga, anime, và văn hoá đại chúng Nhật Bản
nói chung. Sự cuồng nhiệt với sự xinh xắn đáng yêu thâm nhập vào đồng
phục của nữ sinh như áo váy thuỷ thủ và được tôn sùng rộng khắp như các
món đồ khêu gợi. Serie anime ăn khách khắp thế giới Sailor Moon
đề cập đến một cô bé nữ sinh đến tuổi dậy thì đạt được siêu năng lực
qua đũa thần. Nội y của thiếu nữ được bán cả tại các máy bán hàng rong
trên phố. Hiện tượng lan rộng đó được gọi là lolikon hay rorikon, một dạng phức cảm "Lolita".
Tuy nhiên đã có bất đồng trong việc nhìn nhận liệu sự tôn sùng thái quá
đồ vật có phải thật sự liên quan đến tính dục hay không. Phụ nữ trẻ đã
trở thành tâm điểm của văn hoá Nhật Bản đương đại với một thế hệ quan
tâm đến sự sống động, hứng khởi và độc lập trong các hoạt động của
mình. Điều này đã gây ra những mâu thuẫn và rắc rối trong một xã hội
truyền thống mà phụ nữ bị xem là thứ yếu về kinh tế và vị trí xã hội.
Đối với nhiều người, các cô bé vị thành niên là người tiêu thụ tối hậu
khi chẳng mang nhiều trách nhiệm và thừa tiền để đốt cho cuộc vui phù
hoa. Hình ảnh này trái ngược với đa phần nam giới trung niên trong xã
hội Nhật đang làm việc đến kiệt sức. Có thể họ không đơn thuần thèm
muốn các cô bé như một vật thể thoả mãn mà là mong ước được trở thành
như những cô gái trẻ.
**
Sự biến hình tính dục không chỉ giới hạn ở animation. Nhà hát Kabuki, kiểu nhà hát trình diễn toàn bởi nam giới, nổi tiếng về onnagata,
những diễn viên nam chuyên đóng các vai nữ, được coi là cực điểm của sự
hoàn thiện nữ giới. Takarazuka – nhóm trình diễn toàn nữ cũng có những
nữ diễn viên chỉ đóng vai nam thường được bắt nguồn từ loại nhân vật mà
các thiếu nữ Nhật hâm mộ - bishonen, hay các chàng trai lưỡng
tính hoặc đồng tính luyến ái, rất phổ biến trong manga cho giới nữ với
sự hấp dẫn nữ tính. Biên giới về giới tính trong văn hoá Nhật thẩm thấu
tốt hơn phương Tây.
Thời Edo, Tokyo nổi tiếng với khu bình khang Yoshiwara, tại đây tranh
khắc gỗ Ukiyo-e mô tả chi tiết những gì xảy ra nơi này. Tại sao anime
và manga với phong cách có phần vay mượn từ Ukiyo-e lại có thể khác đi?
Nói về điều này sẽ khá phân vân vì nhiều người không muốn tạo nên ấn
tượng Nhật Bản khác thường về nhục dục hơn nhiều nơi trên thế giới. Sự
khác biệt là không có. Bầy nhân mã trong Fantasia đã chỉ khác lạ trong cô độc của chúng mà thôi…
(Theo Nerve)
Bài viết của Befree (c) www.yxine.com 2004
rời bỏ cuộc dạo chơi êm dịu mà sa vào sự buông thả hoang dại. Vài đôi
ngựa non nhiều nữ tính từ chối nhục dục bị trói lại. Bất ngờ một con
robot cao hơn một ngàn bộ trong giáp phục samurai xuất hiện quyết chiến
với một quái vật cũng khổng lồ không kém, phun lửa rừng rực từ những
cái vòi hình sinh thực khí. Cuộc giao tranh giết sạch bầy nhân mã.
Hoặc có thể những con nhân mã nam chết thảm khốc nhưng nhanh chóng, chỉ
còn lại vài nữ nhân mã sống sót đủ dài để bị cưỡng bức bởi đống xúc tu
dương vật kia. Thậm chí có thể một trinh nữ nhân mã thừa hưởng vỏ bọc
của một tay quái vật sát thủ từ người mẹ sẽ đứng lên giải quyết cuộc
song đấu này.
Đoạn kết trên có thể dễ dàng tìm thấy trong đoạn mở đầu cho một anime
điển hình. Trong khi phương Tây quá quen thuộc với sự lặp đi lặp lại
của tình dục và bạo lực thì quyền năng tiềm ẩn của phụ nữ thể hiện qua
việc biến hình lại là nét riêng biệt của người Nhật. Cho dù không gian
đô thị đổ nát hay những bộ áo liền quần bó sát là tương đối mới mẻ,
nhưng những fantasy về tính dục chỉ là sự nối dài một chủ đề văn hoá
hiện diện từ thời phong kiến qua những truyền thuyết dân gian.
**
Tuy
vậy phương Tây chưa bao giờ hiểu rõ những hoạt hình về tình dục và bạo
lực thực sự. Trong khi đó từ những năm 60, anime đã tràn ngập khắp Nhật
Bản, từ TV serie, OAV đến phim màn ảnh rộng. Chúng đã trở thành một
phần thiết yếu của văn hoá đại chúng Nhật, tương tự như sự phổ biến của
manga, thể loại chiếm 40% ngành công nghiệp xuất bản Nhật mà anime
thường dựa vào để khai thác cốt truyện.
Chủ đề của anime khá rộng, nó thực sự là một phương tiện chuyển tải hơn
là một loại hình điện ảnh. Nó có thể đi từ bi kịch lịch sử như kiểu The Diary of Anne Frank,
vụ dội bom Hiroshima, cho đến hài kịch, tình cảm… hay những gì khác mà
người ta có thể nghĩ đến. Những loại hình khá quen thuộc gồm: phiêu lưu
mạo hiểm, khoa học viễn tưởng và fantasy. Gần đây, một lượng lớn anime
xâm chiếm các câu lạc bộ học đường, song hành cùng truyện tranh và đã
phát triển đến vùng ngoại vi “cult” của dòng anime chính.
Hình ảnh phụ nữ trong anime và manga xuất hiện rộng khắp trong đó chủ
đề thường gặp là khả năng biến hình của họ. Những nhân vật nữ chính
thường trải qua một chuỗi biến hoá khá gợi cảm để trở thành robot hay
siêu nhân biệt dị. Khái niệm phụ nữ thường đi liền với sự đối xử khá tệ
hại và trên thực tế có lẽ cũng vậy. Nhưng phụ nữ có thể trở nên uy
quyền hơn nam giới qua sự biến hoá viễn tưởng.
**
Một trong những phim tiêu biểu là Wicked City,
do Yoshiaki Kawajiri đạo diễn. Nhân vật nữ chính xinh đẹp – Makie là cư
dân của cảnh giới yêu ma. Sự biến hình khiến Makie đạt được quyền lực
cao nhất là sự biến đổi từ công cụ tình dục thành người mẹ. Tình mẫu tử
xuất hiện nhiều trong anime vì người Nhật nhìn nhận ảnh hưởng lớn lao
của người mẹ. Thậm chí trong Urotsukidoji: Legend of the Overfiend,
một serie nổi tiếng về bạo lực và bài phụ nữ thì hình hài có quyền năng
mạnh nhất là quỷ cứu thế sắp thành mẹ. Trong serie manga The Legend of Mother Sarah,
Katsuhiro Otomo, tác giả của siêu phẩm Akira, kể về một người mẹ tìm
con trong thời hậu tận thế. Sarah mang ngực giả chống đạn, cô tan ra
trong đau khổ khi những đứa con bị mang đi, khi ấy sữa đã tràn chảy.
Đối với phụ nữ trong anime, sự biến hình dù là từ con gái thành mẹ, từ
con người thành quái vật hay từ con người thành máy móc đều chỉ là sự
hỗn độn. Dù những sự thay đổi đó tăng cường quyền năng cho nữ giới thì
chúng gợi lên những quan ngại về sự khiếm khuyết bản thể con người. Và
đối với quái vật hay máy móc thì khả năng sinh sản của họ hầu như đã bị
mất đi. Đó cũng là những mù mờ nan vấn kéo dài qua ngàn năm trong
truyền thuyết Nhật Bản.
**
Truyền thuyết đầu tiên ghi nhận sự biến hình của phụ nữ thành cáo là Fudoki, văn tự Phật giáo thế kỷ thứ 8. Đáng quan tâm hơn là huyền thoại cùng niên đại - Kojiki,
xuất phát từ một truyền thuyết Thần đạo, giải thích sự thành hình của
Nhật Bản. Khi hai vị thần (kami), Izanagi và Izanami khám phá các bộ
phận sinh dục của nhau lần đầu tiên, Izanami bảo nàng chưa hình thành
đầy đủ trong khi Izanagi cho rằng của chàng quá thừa. Izanami đề nghị
giao hợp và con đầu của họ là một con đỉa. Izanagi cho rằng quái thai
là hậu quả của việc Izanami tranh tiên trong thực hiện tính giao, vốn
được coi là không thuận lý đối với phụ nữ. Do đó chàng chủ động ân ái
và lần này con cái họ là những hòn đảo của Nhật Bản.
Những
tuần trăng mật kéo dài giữa Izanagi và Izanami cho đến khi nàng sinh ra
thần lửa và lửa đã thiêu cháy âm hộ. Izanagi theo nàng vào giới cảnh
bóng tối, đất âm u của cái chết và khẩn cầu Izanami quay lại. Izanami
đồng ý với điều kiện Izanagi không được quay lại nhìn nàng. Không thể
kiên nhẫn được, Izanagi nhìn lại và thấy vợ mình đang phân rã với tám
vị thần sấm khắp thân thể. Kinh sợ trước cảnh tượng xảy ra đối với nàng
Izanami, Izanagi vội quay trở ra và bỏ chạy. Thất vọng cùng cực trước
hiện trạng của mình, Izanami thề rằng sẽ giết hết ngàn người con của
ông ta nhưng Izanagi đáp trả rằng chàng sẽ dễ dàng tạo ra nhiều hơn số
con cái bị mất đi.
Để loại bỏ những ảnh hưởng xấu xa của cõi địa ngục, chàng tìm đến một
dòng sông để tẩy uế linh hồn mình. Và trong quá trình thanh trùng ông
tạo ra một loạt thánh nữ, là tổ tiên của tầng lớp quý tộc Nhật Bản và
những giọt nước cuối rơi ra từ mắt tạo thành Thái dương thần nữ
Amaterasu, vị thần quyền năng tối thượng trong Thần đạo cùng thần mặt
trăng Tukiyomi và thần bão tố Susano. Từ đó cho thấy có hai phương thức
sinh sản: sinh sản qua tình dục và sự sản sinh các thánh nữ qua hành
động tẩy uế bản thân. Sự thanh trùng để phục hồi sức mạnh và sinh lực
luôn gắn liền với các hoạt động văn hoá, chủ yếu do nam giới tiến hành.
**
Tuy nhiên nữ giới cũng vẫn có uy quyền trong lịch sử tôn giáo Nhật Bản.
Các trinh nữ trông đền trong các điện thờ Thần đạo thời phong kiến được
gọi là miko, thông linh được với thế giới linh hồn và đưa ra những lời
tiên tri. Những lời tiên tri này chỉ có thể được truyền đạt qua nữ
giới. Quyền lực của các miko vượt ngoài bản năng tình dục của họ. Nhiều
người trừ tà bằng cách nhập hồn vào quỷ hay quan hệ tình dục với chúng.
Thế nhưng quyền lực bao trùm của các miko sớm chấm dứt khi Phật giáo
vào Nhật và phát triển mạnh ở nông thôn. Khi đó vai trò tiên tri chuyển
sang cho các nhà sư. Thậm chí nhiều miko còn bị cấm hoạt động. Sự tranh
chấp quyền lực giữa tăng lữ và miko được thể hiện qua một bức tranh
thời phong kiến trên hành lang vào một ngôi đền mô tả một nhà sư đứng
đối diện với đôi ngực trần của một miko.
Trong nhiều anime, trận chiến này vẫn còn tiếp diễn. Phụ nữ trong Thần
đạo cổ xưa và anime thời hiện đại đều mang quyền năng biến hình và
quyền lực này gắn liền với tính dục của họ. Trong khi Phật giáo và Thần
đạo không cấm đoán tình dục theo kiểu Thiên chúa giáo thì cả hai tôn
giáo này đều đặt nặng vấn đề thanh trùng và tẩy uế. Nam giới tạo dựng
văn hoá, xã hội và đạo lý dựa trên những lể nghi tẩy uế tinh thần. Phụ
nữ với những thân thể hỗn loạn và bất định là đối tượng tốt nhất có thể
chế ngự các loại hỗn độn khác, nhất là từ khi giới tăng lữ chiếm lấy
vai trò tiên tri. Cuối cùng khi quyền năng của phụ nữ càng lớn qua hình
hài quái vật, máy móc… thì văn minh và nhân tính càng giảm.
**
Fantasy gần nhất về quyền lực ẩn chứa của nữ giới có lẽ là sự ám ảnh về sự xinh xắn “cute” hay kawai,
hiện đang thịnh hành trong manga, anime, và văn hoá đại chúng Nhật Bản
nói chung. Sự cuồng nhiệt với sự xinh xắn đáng yêu thâm nhập vào đồng
phục của nữ sinh như áo váy thuỷ thủ và được tôn sùng rộng khắp như các
món đồ khêu gợi. Serie anime ăn khách khắp thế giới Sailor Moon
đề cập đến một cô bé nữ sinh đến tuổi dậy thì đạt được siêu năng lực
qua đũa thần. Nội y của thiếu nữ được bán cả tại các máy bán hàng rong
trên phố. Hiện tượng lan rộng đó được gọi là lolikon hay rorikon, một dạng phức cảm "Lolita".
Tuy nhiên đã có bất đồng trong việc nhìn nhận liệu sự tôn sùng thái quá
đồ vật có phải thật sự liên quan đến tính dục hay không. Phụ nữ trẻ đã
trở thành tâm điểm của văn hoá Nhật Bản đương đại với một thế hệ quan
tâm đến sự sống động, hứng khởi và độc lập trong các hoạt động của
mình. Điều này đã gây ra những mâu thuẫn và rắc rối trong một xã hội
truyền thống mà phụ nữ bị xem là thứ yếu về kinh tế và vị trí xã hội.
Đối với nhiều người, các cô bé vị thành niên là người tiêu thụ tối hậu
khi chẳng mang nhiều trách nhiệm và thừa tiền để đốt cho cuộc vui phù
hoa. Hình ảnh này trái ngược với đa phần nam giới trung niên trong xã
hội Nhật đang làm việc đến kiệt sức. Có thể họ không đơn thuần thèm
muốn các cô bé như một vật thể thoả mãn mà là mong ước được trở thành
như những cô gái trẻ.
**
Sự biến hình tính dục không chỉ giới hạn ở animation. Nhà hát Kabuki, kiểu nhà hát trình diễn toàn bởi nam giới, nổi tiếng về onnagata,
những diễn viên nam chuyên đóng các vai nữ, được coi là cực điểm của sự
hoàn thiện nữ giới. Takarazuka – nhóm trình diễn toàn nữ cũng có những
nữ diễn viên chỉ đóng vai nam thường được bắt nguồn từ loại nhân vật mà
các thiếu nữ Nhật hâm mộ - bishonen, hay các chàng trai lưỡng
tính hoặc đồng tính luyến ái, rất phổ biến trong manga cho giới nữ với
sự hấp dẫn nữ tính. Biên giới về giới tính trong văn hoá Nhật thẩm thấu
tốt hơn phương Tây.
Thời Edo, Tokyo nổi tiếng với khu bình khang Yoshiwara, tại đây tranh
khắc gỗ Ukiyo-e mô tả chi tiết những gì xảy ra nơi này. Tại sao anime
và manga với phong cách có phần vay mượn từ Ukiyo-e lại có thể khác đi?
Nói về điều này sẽ khá phân vân vì nhiều người không muốn tạo nên ấn
tượng Nhật Bản khác thường về nhục dục hơn nhiều nơi trên thế giới. Sự
khác biệt là không có. Bầy nhân mã trong Fantasia đã chỉ khác lạ trong cô độc của chúng mà thôi…
(Theo Nerve)
Bài viết của Befree (c) www.yxine.com 2004