Giới tính và quan hệ giữa các giới trong Manga và Anime
Lược dịch từ bài luận của Eri Izawa
Mặc dù đã bị ảnh hưởng nhiều từ phương Tây, Nhật Bản vẫn giữ lại hầu hết những “đặc điểm” mang tính lịch sử truyền thống của mình. Những quan niệm nặng nề về vai trò của các giới là rất khó để thay đổi hoàn toàn. Quan niệm rằng phụ nữ chỉ là ‘đối tượng tình dục’ như một ‘căn bệnh dịch’ vẫn tiếp tục lây lan trong giới ‘các ông’.
Manga và anime là một trong những sản phẩm phản ánh được cái ‘tâm’ của văn hóa Nhật. Trong suốt thiên niên kỷ vừa qua, quan niệm của người Nhật về các giới và vai trò của các giới đã có nhiều thay đổi. Và nhiệm vụ của manga và anime là phản ánh lại những thay đổi đó.
Truyền thống và hiện đại
Theo quan niệm truyền thống thì người Nhật lý tưởng hóa sự ‘thống trị’ của đàn ông và sự ‘phục tùng’ của phụ nữ. Cho dù vậy, người phụ nữ không hoàn toàn ‘không tồn tại’, đặc biệt là trong những năm gần đây. Đã có rất nhiều nhà văn xuất sắc của Nhật là phụ nữ, ví dụ như nữ tiểu thuyết gia Murasaki ở thế kỷ thứ 10. Gần đây cũng có nhiều lãnh đạo ở Nhật là phụ nữ.
Trong thời phong kiến Nhật, phụ nữ luôn bị coi là tầng lớp thứ hai. Cũng có một số phụ nữ được đào tạo để trở thành samurai và ninja. Họ sử dụng naginata, một loại vũ khí dài và giống cây kích. Phụ nữ không được phép sử dụng kiếm cũng như đàn ông không bao giờ sử dụng naginata, một thứ được coi là ‘vũ khí của đàn bà’. Samurai nữ cũng không được phép tự mổ bụng (seppuku). Để tự xử, họ chỉ được quyền dùng một cách ‘nhẹ nhàng’ hơn, cắt cổ họng.
Một người đàn ông Nhật lý tưởng phải là một bậc đại trượng phu, mạnh mẽ và lạnh lùng. Ở nhà, anh ta sẽ ra lệnh cho vợ một cách cộc cằn, “Kyoko, trả!” hoặc “Mayuko, thêm cà phê.” Những người vợ thì sử dụng lời lẽ nhún nhường để nói chuyện với chồng mình. Tuy nhiên, trong nhiều gia đình ngày nay, hai vợ chồng có thể gọi nhau là ‘Mama’ hoặc ‘Papa’. Trong công việc, phụ nữ là người cuối cùng được tuyển và là người đầu tiên bị đuổi. Rất nhiều phụ nữ tốt nghiệp đại học không được gọi vào làm việc, cho dù họ có đủ khả năng. Tất nhiên là vẫn có những phụ nữ thiên tài nổi bật lên trong nhiều lĩnh vực, từ khoa học đến lãnh đạo nhà nước. Nhưng nói chung thì rất nhiều phụ nữ sau khi cưới, thôi việc và ở nhà chăm sóc gia đình.
Hình khoả thân của phụ nữ xuất hiện ở nhiều nơi - từ ga tàu cho đến trên TV, kể cả trong những giờ chính. Một gia đình Mỹ sống ở Nhật nói, “Lúc đầu thì bọn trẻ nhìn chằm chằm vào TV, nhưng chỉ một thời gian sau, bọn chúng quen với điều đó.” Những cửa hiệu bán sách báo khiêu dâm xuất hiện khá phổ biến. Người ta cũng thường thấy những thương gia đọc sách báo ‘porno’ ở những nơi công cộng.
Đàn ông dành phần lớn thời gian ban ngày của họ ở công ty hoặc những thú vui giải trí công việc ở bên ngoài. Họ tự cho là phải gánh lên vai toàn bộ gánh nặng tài chính cho gia đình. Họ hi sinh bản thân mình cho công việc. Rất nhiều trẻ em lớn lên mà thậm chí không biết rõ về bố mình. Chính vì thế, ngày nay, nhiều phụ nữ Nhật không lấy chồng và tự mình lo lắng lấy tất cả.
Mối quan hệ giữa các giới trong Manga và Anime
Manga Nhật Bản cũng như văn học Anh, đi theo hướng của riêng nó. Những gì viết ở sau đây là về những manga dành cho đông đảo quần chúng chứ không phải loại dành riêng cho người lớn. Trong mục này, tôi sẽ tập trung vào những tác phẩm hướng về (hay dành cho) giới trẻ. Trước hết, chúng ta cần lưu ý những điều chính sau đây:
1. Đa số manga là nhắm vào/ dành riêng cho một giới nào đó và người ta phân loại chúng dựa vào đó. Truyện tranh dành cho con trai thì hình cứng cáp và thường mang tính ‘tranh đấu’. Còn truyện dành cho con gái thì thường mơ mộng, mềm mại hơn, thường tập trung vào mỗi quan hệ giữa người với người.
2. Manga thường là rắc rối hơn, nhân bản hơn, và mang tính triết lý nhiều hơn truyện tranh Mỹ.
Chủ đề 'nam phải mạnh hơn nữ' là rất phổ biến. Phụ nữ, cho dù mạnh mẽ và tự chủ đến đâu vẫn cần phải tìm kiếm một người đàn ông để bảo vệ mình. (Chúng ta hãy chú ý đếm số lần mà người hùng của chúng ta cứu ‘mỹ nhân’ khỏi những tình huống ‘đặc biệt’ hay số lần mà nữ nhân vật chính ngất xỉu khi đi dầm mưa (???) ). Sau đây là một vài nhóm chính đại diện cho truyện tranh dành cho những người trẻ, được phân loại theo quan hệ giữa các nhân vật nam, nữ trong truyện.
• Không bình đẳng. Manga loại này cho cả hai giới đều có chung những mô típ: yêu ớt, khiêm nhường dành cho con gái và mạnh mẽ, lạnh lùng dành cho con trai. Con gái, cho dù rất mạnh, cũng không bằng con trai. Trong những manga dành cho con trai, con gái thưởng là những ‘thiếu nữ yếu ớt’ (damsels-in-distress). Kể cả những nhân vật nữ trong các đội chiến đấu (Ultraman, GoLion Voltron, Cyborg 009) cùng thường xuyên gặp sai lầm. Trong những manga khác, con gái thường ở vị trí cổ động viên, cổ vũ cho bạn trai mình trong bóng rổ, bóng chày, hay bóng đá hoặc trong các trận chiến với ác quỉ hay quái vật. Họ hi sinh lý tưởng của mình cho người đàn ông của họ; mơ ước được chung sống người đó và chăm sóc mọi việc gia đình. Người con trai thường theo đuổi sự nghiệp và dành phần lớn thời gian để làm việc, tập luyện và chiến đấu chứ không phải là để ở bên người con gái. Cuối cùng thì, người con trai đó chiến thằng (trong công việc, chiến đấu hoặc trong thể thao) và được coi là chiến thằng cho cả hai.
Trong những shoujo thì những nhân vật nữ chính thường hết lòng tận tuỵ với ‘người đàn ông của mình’. Từng trang, từng trang nói về người con gái lo lắng, tìm cách tiếp cận người con trai, băn khoăn suy nghĩ liệu anh ta đang nghĩ gì về cô, cô có thể làm gì cho anh… Cô gái luôn tự cho rằng mình kém cỏi nhất nếu đem so với những người con gái khác. Con trai thì thường được miêu tả mạnh mẽ, tin cậy, thông minh, và có năng lực hơn con gái. Nam giới thường là những lãnh đạo hay thầy giáo. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, những nhân vật nữ chính, bằng sự dũng cảm của chính mình, đứng cạnh người đàn ông trong nhiều tình huống khó khăn.
• Điều chỉnh: Những nhân vật nam giúp những nhân vật nữ trở thành ‘bình thường’, khiến họ trở nên yếu ớt hơn, dịu dàng hơn, phụ thuộc hơn. Trong Maison Ikkoku, Kyoko thôi việc và phụ thuộc vào Godai. Trong 3x3 Eyes, Yakumo giúp Pai trở thành người, mất hết sức mạnh, ‘giống như một cô gái bình thường’. Trong tập hai của Chojin Locke, Locke đã hỏi đối thủ của mình, tại sao không chấm dứt cuộc sống của một cỗ máy và sống một cuộc sống của một người bình thường -- một người phụ nữ bình thường. Trong Kimagure Orange Road, Madoka đã dần dần ‘khuất phục’ kể từ khi nhân vật nam chính giật điếu thuốc và nói với cô rằng, nếu cô tiếp tục hút thuốc, cô sẽ không thể sinh ra một đứa trẻ khoẻ mạnh. Thông điệp ở đây là: Nếu phụ nữ không theo đúng ‘chuẩn mực’ thì họ được coi là bất bình thường. Nam giới phải giúp đỡ họ với vai trò của ngươì bảo vệ, người dẫn dắt.
• Ngang bằng: Rất nhiều shoujo thời gian gần đây, miêu tả những nhân vật nam thì mạnh mẽ hơn còn nữ thì thông minh hơn và kiên quyết hơn. Chính vì thế, cả hai giới phụ thuộc vào nhau, cả trong đời sống riêng tư lẫn trong chuyên môn. Kể cả khi người phụ nữ làm công việc nội trợ, cũng không có nghĩa là cô ta phải tuân theo tuyệt đối lời của chồng, cô có thể tự mình suy nghĩ và làm việc theo ý mình. Cả hai phía sẽ đều có thể phát huy hết khả năng của mình và biết là ai sai, ai đúng. Những tính cách truyền thống không còn quá ảnh hưởng đến họ nữa.
• Đảo ngược:. Oscar (Rose of Versailles, 1974). Mikami (Ghost Sweeper Mikami), Gally (Gunnm) và Natsuki (Natsuki Crisis) đều mạnh hơn, thông minh hơn hẳn những người khác, kể cả những người mà họ yêu. Họ không cho rằng mình bất thường. Họ đấu tranh để trở nên tốt hơn. Nam giới không còn có tác dụng thay đổi người nữ nữa mà họ cũng tham gia vào cuộc đấu tranh, để thay đổi chính bản thân mình. Kết thúc là một mối quan hệ bình đẳng hơn cho cả hai giới.
Không có gì sai nếu như nữ giới lựa chọn con đường hi sinh, cổ vũ cho người đàn ông của họ. Tuy nhiên, nữ giới cũng cần phải có những cơ hội và được động viên để làm việc và tham gia các hoạt động như nam giới. Chỉ có như vậy, rất nhiều người phụ nữ tài giỏi ở ngoài đời mới có thể làm được nhiều việc hơn là chỉ là việc nhà và giữ trẻ. Những quan niệm truyền thống cần phải được vượt qua. Hơn thế nữa, cả hai giới phải nhìn nhận rõ, cái gì cần phải thay đổi.
Chúng ta hãy cùng nhau xem xét một bộ truyện dành cho con trai nổi tiếng, của nữ tác giả Takahashi Rumiko: Ranma 1/2. Takahashi khẳng định là mình viết truyện cho con trai. Chính vì thế mà trong truyện, người ta có thể nhận ra kịch bản quen thuộc là sự đấu tranh giữa ‘nam tính’ với ‘nữ tính’. Akane xuất hiện lúc đầu, tự tin, nóng nảy và quyết đoán. Cô trả lời khi Ranma trêu chọc về sự thiếu nữ tính của mình: “Nếu tôi yêu một ai đó, có thể tôi sẽ nữ tính hơn”. Câu chuyện tiếp tục, Akane bắt đầu yêu Ranma, trở nên nữ tính hơn và bị động hơn trước. Cô ít tập võ hơn còn Ranma thì ngày càng giỏi hơn. Akane bắt đầu chờ đợi Ranma đến cứu mình. Một phần của điều này là để Ranma chứng tỏ rằng cậu ta yêu cô. (Cũng như trong Urusei Yatsura, Lum tự làm mình bị bắt để Moroboshi đến cứu - bằng chứng chứng tỏ anh ta yêu cô). Tuy nhiên, Akane không phải là một cô gái hoàn toàn ‘vô dụng’. Bởi vì ngay sau khi Ranma cứu cô thì cô cũng cứu cậu ta hết lần này đến lần khác. Mặc dù không muốn công nhận nhưng chắc chắn Ranma đã thua rất nhiều trận chiến nếu Akane không giúp đỡ.
Phải chăng, chính sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau là điều quan trọng hơn cả trong bất cứ mối quan hệ nào?
Lược dịch từ bài luận của Eri Izawa
Mặc dù đã bị ảnh hưởng nhiều từ phương Tây, Nhật Bản vẫn giữ lại hầu hết những “đặc điểm” mang tính lịch sử truyền thống của mình. Những quan niệm nặng nề về vai trò của các giới là rất khó để thay đổi hoàn toàn. Quan niệm rằng phụ nữ chỉ là ‘đối tượng tình dục’ như một ‘căn bệnh dịch’ vẫn tiếp tục lây lan trong giới ‘các ông’.
Manga và anime là một trong những sản phẩm phản ánh được cái ‘tâm’ của văn hóa Nhật. Trong suốt thiên niên kỷ vừa qua, quan niệm của người Nhật về các giới và vai trò của các giới đã có nhiều thay đổi. Và nhiệm vụ của manga và anime là phản ánh lại những thay đổi đó.
Truyền thống và hiện đại
Theo quan niệm truyền thống thì người Nhật lý tưởng hóa sự ‘thống trị’ của đàn ông và sự ‘phục tùng’ của phụ nữ. Cho dù vậy, người phụ nữ không hoàn toàn ‘không tồn tại’, đặc biệt là trong những năm gần đây. Đã có rất nhiều nhà văn xuất sắc của Nhật là phụ nữ, ví dụ như nữ tiểu thuyết gia Murasaki ở thế kỷ thứ 10. Gần đây cũng có nhiều lãnh đạo ở Nhật là phụ nữ.
Trong thời phong kiến Nhật, phụ nữ luôn bị coi là tầng lớp thứ hai. Cũng có một số phụ nữ được đào tạo để trở thành samurai và ninja. Họ sử dụng naginata, một loại vũ khí dài và giống cây kích. Phụ nữ không được phép sử dụng kiếm cũng như đàn ông không bao giờ sử dụng naginata, một thứ được coi là ‘vũ khí của đàn bà’. Samurai nữ cũng không được phép tự mổ bụng (seppuku). Để tự xử, họ chỉ được quyền dùng một cách ‘nhẹ nhàng’ hơn, cắt cổ họng.
Một người đàn ông Nhật lý tưởng phải là một bậc đại trượng phu, mạnh mẽ và lạnh lùng. Ở nhà, anh ta sẽ ra lệnh cho vợ một cách cộc cằn, “Kyoko, trả!” hoặc “Mayuko, thêm cà phê.” Những người vợ thì sử dụng lời lẽ nhún nhường để nói chuyện với chồng mình. Tuy nhiên, trong nhiều gia đình ngày nay, hai vợ chồng có thể gọi nhau là ‘Mama’ hoặc ‘Papa’. Trong công việc, phụ nữ là người cuối cùng được tuyển và là người đầu tiên bị đuổi. Rất nhiều phụ nữ tốt nghiệp đại học không được gọi vào làm việc, cho dù họ có đủ khả năng. Tất nhiên là vẫn có những phụ nữ thiên tài nổi bật lên trong nhiều lĩnh vực, từ khoa học đến lãnh đạo nhà nước. Nhưng nói chung thì rất nhiều phụ nữ sau khi cưới, thôi việc và ở nhà chăm sóc gia đình.
Hình khoả thân của phụ nữ xuất hiện ở nhiều nơi - từ ga tàu cho đến trên TV, kể cả trong những giờ chính. Một gia đình Mỹ sống ở Nhật nói, “Lúc đầu thì bọn trẻ nhìn chằm chằm vào TV, nhưng chỉ một thời gian sau, bọn chúng quen với điều đó.” Những cửa hiệu bán sách báo khiêu dâm xuất hiện khá phổ biến. Người ta cũng thường thấy những thương gia đọc sách báo ‘porno’ ở những nơi công cộng.
Đàn ông dành phần lớn thời gian ban ngày của họ ở công ty hoặc những thú vui giải trí công việc ở bên ngoài. Họ tự cho là phải gánh lên vai toàn bộ gánh nặng tài chính cho gia đình. Họ hi sinh bản thân mình cho công việc. Rất nhiều trẻ em lớn lên mà thậm chí không biết rõ về bố mình. Chính vì thế, ngày nay, nhiều phụ nữ Nhật không lấy chồng và tự mình lo lắng lấy tất cả.
Mối quan hệ giữa các giới trong Manga và Anime
Manga Nhật Bản cũng như văn học Anh, đi theo hướng của riêng nó. Những gì viết ở sau đây là về những manga dành cho đông đảo quần chúng chứ không phải loại dành riêng cho người lớn. Trong mục này, tôi sẽ tập trung vào những tác phẩm hướng về (hay dành cho) giới trẻ. Trước hết, chúng ta cần lưu ý những điều chính sau đây:
1. Đa số manga là nhắm vào/ dành riêng cho một giới nào đó và người ta phân loại chúng dựa vào đó. Truyện tranh dành cho con trai thì hình cứng cáp và thường mang tính ‘tranh đấu’. Còn truyện dành cho con gái thì thường mơ mộng, mềm mại hơn, thường tập trung vào mỗi quan hệ giữa người với người.
2. Manga thường là rắc rối hơn, nhân bản hơn, và mang tính triết lý nhiều hơn truyện tranh Mỹ.
Chủ đề 'nam phải mạnh hơn nữ' là rất phổ biến. Phụ nữ, cho dù mạnh mẽ và tự chủ đến đâu vẫn cần phải tìm kiếm một người đàn ông để bảo vệ mình. (Chúng ta hãy chú ý đếm số lần mà người hùng của chúng ta cứu ‘mỹ nhân’ khỏi những tình huống ‘đặc biệt’ hay số lần mà nữ nhân vật chính ngất xỉu khi đi dầm mưa (???) ). Sau đây là một vài nhóm chính đại diện cho truyện tranh dành cho những người trẻ, được phân loại theo quan hệ giữa các nhân vật nam, nữ trong truyện.
• Không bình đẳng. Manga loại này cho cả hai giới đều có chung những mô típ: yêu ớt, khiêm nhường dành cho con gái và mạnh mẽ, lạnh lùng dành cho con trai. Con gái, cho dù rất mạnh, cũng không bằng con trai. Trong những manga dành cho con trai, con gái thưởng là những ‘thiếu nữ yếu ớt’ (damsels-in-distress). Kể cả những nhân vật nữ trong các đội chiến đấu (Ultraman, GoLion Voltron, Cyborg 009) cùng thường xuyên gặp sai lầm. Trong những manga khác, con gái thường ở vị trí cổ động viên, cổ vũ cho bạn trai mình trong bóng rổ, bóng chày, hay bóng đá hoặc trong các trận chiến với ác quỉ hay quái vật. Họ hi sinh lý tưởng của mình cho người đàn ông của họ; mơ ước được chung sống người đó và chăm sóc mọi việc gia đình. Người con trai thường theo đuổi sự nghiệp và dành phần lớn thời gian để làm việc, tập luyện và chiến đấu chứ không phải là để ở bên người con gái. Cuối cùng thì, người con trai đó chiến thằng (trong công việc, chiến đấu hoặc trong thể thao) và được coi là chiến thằng cho cả hai.
Trong những shoujo thì những nhân vật nữ chính thường hết lòng tận tuỵ với ‘người đàn ông của mình’. Từng trang, từng trang nói về người con gái lo lắng, tìm cách tiếp cận người con trai, băn khoăn suy nghĩ liệu anh ta đang nghĩ gì về cô, cô có thể làm gì cho anh… Cô gái luôn tự cho rằng mình kém cỏi nhất nếu đem so với những người con gái khác. Con trai thì thường được miêu tả mạnh mẽ, tin cậy, thông minh, và có năng lực hơn con gái. Nam giới thường là những lãnh đạo hay thầy giáo. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, những nhân vật nữ chính, bằng sự dũng cảm của chính mình, đứng cạnh người đàn ông trong nhiều tình huống khó khăn.
• Điều chỉnh: Những nhân vật nam giúp những nhân vật nữ trở thành ‘bình thường’, khiến họ trở nên yếu ớt hơn, dịu dàng hơn, phụ thuộc hơn. Trong Maison Ikkoku, Kyoko thôi việc và phụ thuộc vào Godai. Trong 3x3 Eyes, Yakumo giúp Pai trở thành người, mất hết sức mạnh, ‘giống như một cô gái bình thường’. Trong tập hai của Chojin Locke, Locke đã hỏi đối thủ của mình, tại sao không chấm dứt cuộc sống của một cỗ máy và sống một cuộc sống của một người bình thường -- một người phụ nữ bình thường. Trong Kimagure Orange Road, Madoka đã dần dần ‘khuất phục’ kể từ khi nhân vật nam chính giật điếu thuốc và nói với cô rằng, nếu cô tiếp tục hút thuốc, cô sẽ không thể sinh ra một đứa trẻ khoẻ mạnh. Thông điệp ở đây là: Nếu phụ nữ không theo đúng ‘chuẩn mực’ thì họ được coi là bất bình thường. Nam giới phải giúp đỡ họ với vai trò của ngươì bảo vệ, người dẫn dắt.
• Ngang bằng: Rất nhiều shoujo thời gian gần đây, miêu tả những nhân vật nam thì mạnh mẽ hơn còn nữ thì thông minh hơn và kiên quyết hơn. Chính vì thế, cả hai giới phụ thuộc vào nhau, cả trong đời sống riêng tư lẫn trong chuyên môn. Kể cả khi người phụ nữ làm công việc nội trợ, cũng không có nghĩa là cô ta phải tuân theo tuyệt đối lời của chồng, cô có thể tự mình suy nghĩ và làm việc theo ý mình. Cả hai phía sẽ đều có thể phát huy hết khả năng của mình và biết là ai sai, ai đúng. Những tính cách truyền thống không còn quá ảnh hưởng đến họ nữa.
• Đảo ngược:. Oscar (Rose of Versailles, 1974). Mikami (Ghost Sweeper Mikami), Gally (Gunnm) và Natsuki (Natsuki Crisis) đều mạnh hơn, thông minh hơn hẳn những người khác, kể cả những người mà họ yêu. Họ không cho rằng mình bất thường. Họ đấu tranh để trở nên tốt hơn. Nam giới không còn có tác dụng thay đổi người nữ nữa mà họ cũng tham gia vào cuộc đấu tranh, để thay đổi chính bản thân mình. Kết thúc là một mối quan hệ bình đẳng hơn cho cả hai giới.
Không có gì sai nếu như nữ giới lựa chọn con đường hi sinh, cổ vũ cho người đàn ông của họ. Tuy nhiên, nữ giới cũng cần phải có những cơ hội và được động viên để làm việc và tham gia các hoạt động như nam giới. Chỉ có như vậy, rất nhiều người phụ nữ tài giỏi ở ngoài đời mới có thể làm được nhiều việc hơn là chỉ là việc nhà và giữ trẻ. Những quan niệm truyền thống cần phải được vượt qua. Hơn thế nữa, cả hai giới phải nhìn nhận rõ, cái gì cần phải thay đổi.
Chúng ta hãy cùng nhau xem xét một bộ truyện dành cho con trai nổi tiếng, của nữ tác giả Takahashi Rumiko: Ranma 1/2. Takahashi khẳng định là mình viết truyện cho con trai. Chính vì thế mà trong truyện, người ta có thể nhận ra kịch bản quen thuộc là sự đấu tranh giữa ‘nam tính’ với ‘nữ tính’. Akane xuất hiện lúc đầu, tự tin, nóng nảy và quyết đoán. Cô trả lời khi Ranma trêu chọc về sự thiếu nữ tính của mình: “Nếu tôi yêu một ai đó, có thể tôi sẽ nữ tính hơn”. Câu chuyện tiếp tục, Akane bắt đầu yêu Ranma, trở nên nữ tính hơn và bị động hơn trước. Cô ít tập võ hơn còn Ranma thì ngày càng giỏi hơn. Akane bắt đầu chờ đợi Ranma đến cứu mình. Một phần của điều này là để Ranma chứng tỏ rằng cậu ta yêu cô. (Cũng như trong Urusei Yatsura, Lum tự làm mình bị bắt để Moroboshi đến cứu - bằng chứng chứng tỏ anh ta yêu cô). Tuy nhiên, Akane không phải là một cô gái hoàn toàn ‘vô dụng’. Bởi vì ngay sau khi Ranma cứu cô thì cô cũng cứu cậu ta hết lần này đến lần khác. Mặc dù không muốn công nhận nhưng chắc chắn Ranma đã thua rất nhiều trận chiến nếu Akane không giúp đỡ.
Phải chăng, chính sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau là điều quan trọng hơn cả trong bất cứ mối quan hệ nào?
Được sửa bởi ngày Thu Aug 16, 2007 1:18 am; sửa lần 1.