Anime4viet Fan Club

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
asdasdas

    Đột fá họat hình Hàn Quốc

    Admin
    Admin
    Admin
    Admin


    Nam
    Tổng số bài gửi : 181
    Age : 37
    Đến từ : anime4viet.com
    Nghề nghiệp/sở thích : fc
    Registration date : 06/08/2007

    Đột fá họat hình Hàn Quốc Empty Đột fá họat hình Hàn Quốc

    Bài gửi by Admin Mon Aug 06, 2007 5:35 pm

    Đột fá họat hình Hàn Quốc 2



    Sau truyền hình, điện ảnh đã hoàn toàn chinh phục khán giả trong khu
    vực và cả thế giới, Hàn Quốc tiếp tục chứng minh rằng nền công nghiệp
    điện ảnh của họ đủ mạnh để đưa cả hoạt hình Hàn Quốc sánh ngang với các
    “đại gia hoạt hình” như anime Nhật Bản hay Disney, Dreamworks của
    Hollywood…



    Những năm trước đây, khi nhắc đến hoạt hình châu Á, người ta thường
    nghĩ đến anime Nhật Bản. Trong khi đó, hoạt hình Hàn Quốc hầu như không
    có mấy tiếng tăm, bị xem là “cái bóng mờ nhạt” của anime Nhật Bản. Hầu
    như, các xưởng hoạt hình Hàn Quốc chỉ nhận hợp đồng gia công, làm thuê
    cho các hãng phim nước khác, trong khi hoạt hình trong nước thì tẻ
    nhạt. Để biến những giấc mơ của họ thành hiện thực, những người làm
    hoạt hình Hàn Quốc “chấp nhận thương đau”. Khá nhiều xưởng phim không
    có hợp đồng đặt hàng và khoảng nửa số 20.000 hoạ sĩ hoạt hình Hàn Quốc
    rảnh rỗi không việc làm trong suốt thời gian giao thời từ sản xuất cho
    nước ngoài qua làm phim trong nước. Những phim truyện hoạt hình (có hơn
    100 phim từ năm 1967 đến 1999) đã thất bại ê chề ở phòng vé do không
    kéo được khán giả trưởng thành đến rạp. Và trên hết, mặc dù được hỗ trợ
    kỹ thuật, nhưng cách kể chuyện nghèo nàn, thiếu những kinh nghiệm đáp
    ứng thị trường và vẫn tìm kiếm một phong cách độc đáo riêng của Hàn
    Quốc đã khiến hoạt hình Hàn Quốc điêu đứng suốt một thời gian dài. “Kỹ thuật của Hàn Quốc thì được, nhưng họ chẳng biết gì về sự sáng tạo,” Nelson Shin, chủ tịch của AKOM, một trong những nhà xưởng hoạt hình lớn nhất Hàn Quốc phát biểu.



    Hàn Quốc bắt đầu “cuộc nổi dậy của phim hoạt hình” sau một thời gian vẽ
    thuê cho Nhật, và một số nước khác. Mỗi năm, 30 phim hoạt hình truyền
    hình ngắn dài tập và 4 đến 5 phim truyện được sản xuất giúp Hàn Quốc
    xác định được thị trường ở các nước cần gì. Khi thăm dò thị trường, nắm
    được các mối quan hệ, nền công nghiệp hoạt hình Hàn quốc bắt đầu “trở
    mình”. Cùng với sự phát triển của trò chơi điện tử (mà Hàn Quốc đã
    chứng tỏ là một trong những cường quốc của nền công nghiệp này trên
    toàn thế giới với những giải thi đấu toàn cầu tổ chức tại đây), bộ phim
    hoạt hình dài tập Lineage dựa trên một trò chơi điện tử ra đời và phát hành trên toàn thế giới. 26 tập phim hoạt hình Ki-Fighter Taerang được xuất khẩu sang Mỹ với giá khá cao! Trong lúc đó, bộ phim truyện hoạt hình Cô gái xinh đẹp của tôi, Mari
    (My Beautiful Girl, Mari) sau khi đoạt các giải thưởng quốc tế, đang
    sẵn sàng lên đường đến Hollywood vào cuối năm 2004. Ngành công nghiệp
    hoạt hình Hàn Quốc chuyển từ làm thuê sang hợp tác với các nước, từ hệ
    thống truyền hình, giáo dục, phát triển đồ chơi và trò chơi điện tử và
    các công ty thiết kế kỹ thuật số. Không chỉ thế, với sự non trẻ, hoạt
    hình Hàn Quốc có thể đi xa hơn, trên bất kỳ hướng nào trong khi vẫn
    tránh được nét đặc trưng của hoạt hình Nhật hay Mỹ, vì các nền hoạt
    hình này đã hầu như đạt đến đỉnh cao giới hạn.



    Đột fá họat hình Hàn Quốc 3



    Để có được những thành công đó, Hàn Quốc đã chuẩn bị cho cuộc đổ bộ
    “đường dài” bằng đầu tư nhân lực. Các trường đại học Hàn Quốc mở ra
    những khoá học, ngành học liên quan đến hoạt hình từ năm 1995. Ngày
    nay, các sinh viên thực hiện hơn 200 phim hoạt hình ngắn mỗi năm và
    được tham gia nhiều liên hoan phim ở Hàn Quốc lẫn trên thế giới. Họ
    không ngừng tự thách thức chính mình khi môi trường làm việc ngày một
    hoàn thiện, chuyên nghiệp và hướng đến nhu cầu khán giả hơn. Không chỉ
    thế, các sinh viên Hàn Quốc tận dụng tối đa ưu thế của Internet để giới
    thiệu, quảng bá tác phẩm, qua đó thăm dò được phản ứng của dư luận.
    Hoạt hình Internet và hoạt hình kỹ thuật số tại Hàn Quốc hiện đang trở
    thành hiện tượng toàn cầu. Ở Việt Nam thời gian gần đây, nhiều bạn trẻ
    cũng gửi nhau loạt phim hoạt hình về anh chàng Boomba ngố của Hàn Quốc
    (tại website www.boombastick.net), một ví dụ điển hình cho sự thành công của thể loại hoạt hình Flash trên Internet.



    Thành quả của những nỗ lực đó được đánh dấu tại Liên hoan phim hoạt
    hình Annecy 2004, một trong những LHP hoạt hình lớn, lâu đời và có uy
    tín nhất thế giới, khi chủ đề của LHP Annecy 2004 là tôn vinh những tên
    tuổi lớn của lịch sử hoạt hình và giới thiệu toàn cảnh hoạt hình Hàn
    Quốc. Có tổng cộng 52 bộ phim hoạt hình Hàn Quốc được trình chiếu,
    trong số đó có bốn phim truyện với những phong cách thể hiện khác nhau,
    thể loại phim khác nhau đã thực sự chinh phục những người tham dự LHP
    Annecy 2004. Bộ phim Oseam
    của đạo diễn Sung Baek-yeop đoạt giải thưởng cao quý nhất: Giải thưởng
    lớn dành cho phim truyện hoạt hình Annecy 2004. Cách đây hai năm, hoạt
    hình Hàn Quốc đã từng chiến thắng vẻ vang với giải này dành cho phim Cô gái xinh đẹp của tôi, Mari.

    Đột fá họat hình Hàn Quốc 4

    Oseam
    chinh phục người xem bởi không chỉ ở nét vẽ duyên dáng, trau chuốt đầy
    chất thơ và nồng nàn tình cảm, với tông màu vàng đỏ ấm áp như chính nội
    dung phim, hay ở âm nhạc ngọt ngào sâu lắng, da diết tình yêu thương mà
    chính ở câu chuyện phim trong sáng và nhân bản. Bộ phim kể về hai chị
    em mồ côi: cô chị gái mù Gami và cậu em trai 5 tuổi Gilson tinh nghịch,
    sống nương nhờ ở một ngôi chùa. Gami giấu em trai mình rằng mẹ đã mất,
    và Gilson, dù được chị và các sư thầy yêu thương, vẫn khao khát đi tìm
    mẹ…



    Nếu phim tình cảm kiểu Oseam là thế mạnh vốn có của điện ảnh Hàn Quốc thì Những ngày tuyệt diệu
    (Wonderful Days- aka Sky Blue) là bước đột phá bất ngờ của kỹ nghệ hoạt
    hình nước này. Bộ phim hành động viễn tưởng này được thực hiện trong
    bảy năm với kinh phí 12 triệu đôla, phối hợp giữa hình ảnh 2D và 3D
    nhuần nhuyễn đã chinh phục các nhà phát hành phim thế giới: Tây Ban
    Nha, Pháp, Ý, Anh, Đức và Mỹ đều đã mua bản quyền và bộ phim tham dự
    tranh giải Oscar phim truyện hoạt hình xuất sắc nhất 2005.



    Thế nhưng, các phim truyện hoạt hình Hàn Quốc vẫn chưa thực sự thành
    công về doanh thu ngay chính… thị trường nội địa, nhất là khi “đụng độ”
    với hoạt hình các nước khác (trong khi điện ảnh Hàn Quốc đã đánh bại
    phim Hollywood ngay tại nước nhà). Đạo diễn Lee Sung-gang của bộ phim Cô gái đẹp của tôi, Mari, cho rằng, hoạt hình Hàn Quốc vẫn cần thời gian để phát triển. “Tôi
    thấy rằng nếu cứ trông chờ vào doanh thu, người ta xem hoạt hình như
    một canh bạc, chứ không phải là nền công nghiệp văn hoá. Văn hoá không
    tìm thấy trong “nghệ thuật” thì đó là sự suy nhược, và không có nền
    công nghiệp thiếu văn hoá nào tồn tại lâu
    ”.

    Đột fá họat hình Hàn Quốc 1





    PHAN XI NÊ

      Hôm nay: Fri Nov 22, 2024 1:05 am