Anime4viet Fan Club

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
asdasdas

    Thế kỉ 21

    Admin
    Admin
    Admin
    Admin


    Nam
    Tổng số bài gửi : 181
    Age : 37
    Đến từ : anime4viet.com
    Nghề nghiệp/sở thích : fc
    Registration date : 06/08/2007

    Thế kỉ 21 Empty Thế kỉ 21

    Bài gửi by Admin Mon Aug 06, 2007 7:00 pm

    Sau nửa thế kỉ hình thành và phát
    triển, manga đã trở thành ngành công nghiệp quan trọng không kém gì các
    ngành công nghiệp mũi nhọn khác của Nhật Bản như điện tử gia dụng hay
    sản xuất xe hơi. Chỉ cần làm phép so sánh giữa 20 ngàn tỷ yên doanh thu
    hàng năm của ngành xe hơi với 12 ngàn tỷ của ngành giải trí truyền
    thông mà hạt nhân là manga thì có thể hiểu ngay lý do này. Hơn thế,
    ngành giải trí này còn đóng rất tốt vai trò đại sứ văn hóa trong chính
    sách ngoại giao của chính phủ Nhật Bản trong thời đại ngày nay. Nếu
    không nhờ nhịp cầu manga thì có lẽ không có nhiều người trên thế giới,
    đặc biệt là giới trẻ biết đến văn hóa Nhật, tâm hồn Nhật, và hình dung
    về người Nhật vẫn chỉ mãi mãi là những doanh nhân luôn vội vã trong bộ
    vét sẫm màu, cực kì lễ nghi cẩn trọng với một khuôn mặt kín bưng.




    Năm 2004, Đảng Tự do
    đã đệ trình lên Quốc hội Nhật Bản “Đề án phát triển ngành công nghiệp
    giải trí” với mục tiêu sẽ đưa doanh thu ngành lên mức 25 ngàn tỷ yên
    trên cơ sở có sự hậu thuẫn tích cực của chính phủ. Động thái trên là
    một yếu tố tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho manga nói riêng và toàn
    ngành giải trí Nhật Bản có động lực để hướng tới một kỉ nguyên phát
    triển mạnh mẽ hơn.




    Thế nhưng, những gì đã và đang diễn
    ra từ năm 1995 đến nay cho thấy ngành công nghiệp manga không thể chỉ
    lạc quan với viễn cảnh tươi đẹp ấy mà quên đi việc phải vượt qua những
    khó khăn trước mắt, từ đó giải quyết triệt để những mâu thuẫn nội tại,
    và quan trọng hơn cả là tiên liệu những nhân tố mới, hướng tới một giai
    đoạn phát triển mới như những gì đã từng xảy ra trong lịch sử.




    ● Cung vượt cầu



    Trong năm 2002, có
    9.829 tựa manga xuất bản theo bộ (trong đó có 1.916 tựa giá rẻ dành bán
    trong hệ thống cửa hàng tiện lợi). Cùng năm, số tạp chí manga là 281
    loại, phân bổ như sau:




    1. Shonen (thiếu niên): 21

    2. Shojo (thiếu nữ): 43

    3. Seinen (thanh niên): 54

    4. Ladies (nữ giới): 59

    5. Yonkoma (manga 4 khung tranh): 17

    6. Pachinko (máy đánh bạc): 22

    7. Các loại khác: 65




    Đáng chú ý là 21 tạp chí Shonen đạt 489.613.000 bản phát hành, 54 tạp chí Seinen
    đạt 471.180.000 bản phát hành, gộp chung 2 loại này sẽ tạo ra con số
    76,1% trên tổng số bản phát hành tất cả các loại tạp chí. Còn nếu gộp 4
    loại tạp chí đầu tiên thì tỷ lệ đó sẽ là 90%. Liên tục từ năm 1994,
    lượng tiêu thụ tạp chí giảm đều trong khi lượng tiêu thụ manga in thành
    bộ lại khá bình ổn. Có điều, do số lượng tựa sách tăng mạnh theo các
    năm, nên nếu căn cứ vào mức tiêu thụ trung bình trên mỗi tựa sách thì
    tình hình cũng không có gì lạc quan hơn so với tạp chí. Khách quan mà
    nói, cho dù Nhật Bản có dân số là fan manga đông đảo đến đâu đi chăng
    nữa thì với số lượng phát hành như thế này không có gì khó để khẳng
    định rằng lượng cung đã vượt cầu.




    Từ thực trạng thị trường tạp chí đã
    trở nên bão hòa, nhận định “độc giả ngày nay có xu hướng chuyển sang
    chọn anime làm cổng vào thế giới manga chứ không phải là tạp chí” càng
    trở nên có căn cứ hơn. Tình trạng các tạp chí được chuyên biệt hóa,
    nhắm tới các nhóm đối tượng độc giả thu hẹp trở nên đối lập với một
    thực tế là đối tượng độc giả ngày càng trở nên không rõ ràng. Đặc biệt,
    với các độc giả chọn anime làm cổng vào thế giới manga thì việc phân
    loại tạp chí của các nhà xuất bản trở nên vô nghĩa hoàn toàn. Ví dụ như
    Jarinko Chie (Haruki Etsumi) hay Crayon Shinchan (Usui Yoshito) thoạt đầu được đăng dài kì trên tạp chí Seinen
    (thanh niên), nhưng sau khi serie anime được phát sóng thì trẻ em bắt
    đầu tìm đọc tạp chí, và đến khi manga dạng sách được phát hành thì
    người lớn và trẻ em cùng mua. Điều này cũng dễ hiểu vì hai nhân vật
    chính của hai manga trên đều là trẻ con nên thậm chí người ta đã xếp
    hai bộ này vào thể loại Kodomo (thiếu nhi).




    Trong suốt hơn nửa thế kỉ lịch sử
    phát triển, tạp chí manga luôn đóng vai trò là yếu tố hạt nhân để tạo
    ra các thể loại phái sinh, như manga xuất bản theo bộ, phim hoạt hình,
    đồ chơi trẻ em, quần áo, giày dép mang hình ảnh các nhân vật manga mà
    các em yêu thích. Vậy sang thế kỉ 21, vai trò của tạp chí manga sẽ biến
    đổi như thế nào? Có nhiều ý kiến cho rằng, tạp chí manga dần dần sẽ chỉ
    đóng vai trò là bước chuẩn bị cho việc xuất bản các bộ manga sau khi đã
    khẳng định được giá trị của mình trên tạp chí.




    ● Manga từng bước trở thành phương tiện truyền thông mang tính toàn cầu



    Đi tiên phong trong việc mở rộng thị
    trường manga ra nước ngoài, đặc biệt là các thị trường lớn như Mỹ, châu
    Âu, Trung Quốc và các nước châu Á lân cận vẫn là 3 nhà xuất bản hàng
    đầu Kodansha, Shogakukan và Shueisha. Kodansha đã có mặt trên thị
    trường Mỹ và châu Âu thông qua hai công ty Kodansha America, Inc. (New
    York, US) và Kodansha Europe Ltd. (London, UK) và hiện đang triển khai
    giới thiệu tạp chí Shonen Magazine trên thị trường Trung Quốc-
    một thị trường có tiềm năng rất lớn. Shogakukan và Shueisha cùng thành
    lập tập đoàn truyền thông Viz ở San Francisco (US) từ năm 1987 và ở
    Thượng Hải vào năm 1995. Năm 2002, Shueisha cũng thành công bất ngờ
    trên thị trường Mỹ qua việc phát hành bản tiếng Anh tạp chí Shonen Jump với
    số lượng phát hành 300 ngàn bản mỗi số. Và cuối năm 2006 vừa qua, hai
    nhà xuất bản này lại tiếp tục bắt tay nhau thành lập công ty Viz châu
    Âu, đặt trụ sở tại Amsterdam, Hà Lan. Còn ở các nước châu Á lân cận như
    Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia hay Việt Nam thì manga đã xuất
    hiện và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của
    giới trẻ.




    Đặc biệt, khi ra khỏi biên giới nước
    Nhật thì anime đã vượt lên manga để trở thành phương tiện tiếp cận thị
    trường đặc biệt hiệu quả. Băng đĩa phim hoạt hình Nhật Bản đã trở thành
    một mảng kinh doanh đặc biệt ở các nước châu Âu, Mỹ, kể cả thị trường
    rộng lớn Trung Quốc và một số nước châu Á tuy vẫn đang phổ biến tình
    trạng băng đĩa lậu. Từ phim hoạt hình, hình ảnh nhân vật đã được đưa
    vào hàng hoá tiêu dùng cho đối tượng trẻ em cũng có những con số tăng
    trưởng ấn tượng. Ví dụ như nhân vật Pokemon của Shogakukan. Bắt đầu từ
    manga nhưng nhân vật này lại hết sức thành công ở Mỹ, châu Âu và Trung
    Quốc qua anime cùng tên, qua trò chơi điện tử và các loại sản phẩm dành
    cho trẻ em như cặp sách, quần áo, đồ dùng học tập,…Một ví dụ khác là bộ
    phim truyền hình Đài Loan có tựa đề Vườn hoa sao chổi dựa trên nguyên tác bộ manga Hanayori Dango (Kamio Yoko) đã trở nên nổi tiếng khắp châu Á.




    Với sự chủ động hướng ra thị trường
    ngoài nước của các nhà xuất bản Nhật Bản cộng thêm những động thái tích
    cực từ chính phủ Nhật với mong muốn cải thiện hình ảnh Nhật Bản trên
    thế giới thông qua đại sứ văn hoá Anime và Manga, chúng ta có cơ sở để
    tin rằng manga đang bước vào một thời kì phát triển mới: Trở thành một
    phương tiện truyền thông mang tính toàn cầu.




    ● Ứng dụng kĩ thuật số- yếu tố tạo động lực mới cho manga trong thế kỉ 21



    Suốt một thời gian dài trong lịch sử
    phát triển của mình, manga được xem như một loại ấn phẩm “mì ăn liền”,
    tức là sau khi đọc xong, độc giả có thể quẳng ngay vào thùng giấy loại.
    Không chỉ ở phía độc giả, ngay cả các nhà xuất bản- nơi giữ bản gốc tác
    phẩm, tình trạng cũng tương tự. Bản thảo một tác phẩm manga sau khi
    được hoạ sĩ manga giao cho nhà xuất bản, được chấm rồi đăng trên tạp
    chí, tiếp theo là in thành sách, rồi cuối cùng là vào kho lưu trữ. Khi
    kho lưu trữ đầy ắp bản thảo, người ta buộc phải đốt những bản thảo cũ,
    không còn khả năng tái sử dụng để lấy chỗ cho những bản thảo mới. Có
    một vài nơi, người ta cắt ra một số trang bản thảo để làm quà tặng độc
    giả, hoặc ngay khi manga từ tạp chí chuyển in sách thì biên tập viên
    sẵn sàng cắt phăng một vài trang cho chẵn tay in. Lẽ tất nhiên là vào
    thời ấy, cả nhà xuất bản lẫn các hoạ sĩ manga đều coi đó là chuyện
    đương nhiên, chẳng có gì lạ lùng hết.




    Ngay cả khi bước sang thập kỉ 70,
    khi việc lưu trữ bản gốc manga được quy định chặt chẽ hơn thì quan niệm
    manga là một thứ “mì ăn liền” vẫn luôn tồn tại. Người ta sẽ không thể
    kiếm nổi một bộ manga sau khi được phát hành ít lâu, thậm chí là không
    mua nổi tập đầu khi những tập cuối của một bộ manga dài tập vẫn còn
    đang được phát hành. Câu trả lời “hiện nay trong kho sách đã hết, chưa
    rõ kế hoạch tái bản” là kết quả mà người tìm mua sách nhận được. Các bộ
    manga mới gối nhau liên tục ra đời, vòng quay cứ liên tục với một tốc
    độ chóng mặt nếu so với các thể loại ấn phẩm khác.




    Cho đến tận thập kỉ 90, khi mà manga
    phải đối mặt với tình trạng bế tắc trong sáng tạo thì trào lưu “hoài
    cổ”- bạn đọc ngày nay quay lại tìm kiếm các manga xuất sắc trong các
    thời kì trước, đặc biệt là thập niên 70, 80 đã xuất hiện. Các nhà xuất
    bản đua nhau tìm kiếm trong kho lưu trữ, lôi ra các bản thảo ăn khách
    một thời, rồi tái hiện chúng trong một diện mạo mới: Bunko (một
    dạng tủ sách vàng). Nhà xuất bản Shogakukan thậm chí đã vượt lên hẳn
    các đối thủ khác khi có sáng kiến cho ra mắt dòng “manga giá rẻ”- tái
    bản các tác phẩm nổi tiếng trong quá khứ của mình dưới hình thức tiết
    kiệm chi phí nhất, chuyên bày bán trong các cửa hàng tiện lợi mở cửa 24
    giờ. Ở Nhật có khoảng 25 nghìn cửa hàng như vậy trên toàn quốc nên dòng
    manga này đã trở thành một loại hình manga mới. Cũng nhờ đó, thế hệ độc
    giả trẻ ngày nay đã có thể biết tới những tác phẩm manga xuất sắc trong
    các thời kì trước. Năm 2004, có khoảng 1.509 đầu sách loại này được
    xuất bản, với doanh số 25,4 tỷ yên. Có thể nói, đây là một loại hình có
    khả năng mở rộng thị trường rất lớn.




    Bước sang thế kỉ 21, công nghệ ứng
    dụng kĩ thuật số vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. “E-manga” (manga điện
    tử) đã xuất hiện trên các trang web của các nhà xuất bản, các công ty
    phát hành. Tiếp theo là “M-manga” (manga tải về điện thoại di động).
    Thế hệ 8x, 9x- thế hệ mà phần lớn cuộc sống bị chi phối bởi internet và
    điện thoại di động đã có thêm một kênh mới để thoả mãn sở thích đọc
    manga, theo những cách hoàn toàn khác với cha mẹ hay anh chị mình.
    Song, ứng dụng kĩ thuật số để tạo ra E-manga hay M-manga cũng không thể
    quan trọng bằng ứng dụng kĩ thuật số trong việc lưu trữ dữ liệu. Nhờ
    các kho lưu trữ công nghệ số, các nhà xuất bản đã có thể có những sáng
    kiến xuất sắc như Shogakukan với dòng manga giá rẻ nêu trên, hàng loạt
    các thư viện manga kĩ thuật số cũng đã ra đời với mục đích lưu giữ
    những giá trị văn hoá cho các thế hệ sau. Và đặc biệt, sau khi lý
    thuyết “cái đuôi dài” của Chris Anderson xuất hiện, các nhà xuất bản
    manga có thể nghĩ tới những cách thức để kéo dài danh sách độc giả của
    các bộ manga của mình, và ngược lại, các fan manga đã từng trải nghiệm
    cảm giác đau khổ khi không lùng mua nổi một tập manga nào đó, có thể hy
    vọng đến một ngày- khi mà mọi yêu cầu của họ sẽ được các nhà xuất bản
    thoả mãn ngay lập tức nhờ việc áp dụng công nghệ kĩ thuật số.




    Manga đã lan toả thành một mạng lưới các ngành sản xuất có liên hệ chặt chẽ với nhau



    Có thể hiểu rõ điều này thông qua mô hình mạng lưới của ngành công nghiệp manga Nhật Bản ngày nay:


    MẠNG LIÊN KẾT CỦA THỊ TRƯỜNG MANGA





    Thế kỉ 21 SO%20DO%20THE%20KY%2021%281%29

      Hôm nay: Thu Nov 21, 2024 8:22 pm