Hiện nay, Comike được tổ chức 1
năm 2 lần vào dịp tháng 8 (Hội chợ mùa hè) và tháng 12 (Hội chợ mùa
đông) tại Trung tâm triển lãm quốc tế Tokyo (Tokyo Big Site) và
thường chỉ diễn ra trong vòng 2 đến 3 ngày. Hội chợ mùa đông vào tháng
12/2006 vừa qua đánh dấu số lần tổ chức định kì của Hội chợ lên đến con
số 71.
Quy mô Comike đã tăng lên
gấp bội sau mỗi lần tổ chức và giờ đây bất kì người Nhật nào cũng biết
đến sự tồn tại của nó. Hội chợ lần thứ 66 vào mùa hè năm 2004 đã lập
một kỷ lục mới về số gian hàng tham gia và số khách tham quan: Có tới
35.000 gian hàng và trên 510.000 người đến Tokyo Big Site trong vòng 3
ngày để bày bán những cuốn truyện tự in hay tận mắt ngắm những cuốn
truyện tranh và những sản phẩm mình yêu thích. Hội chợ thường không có
đủ những gian trưng bày cho tất cả các nhóm đăng kí tham gia nên ban tổ
chức đã phải lựa chọn bằng cách bốc thăm.
● Đặc trưng
Comike không chỉ được coi
là một Hội chợ truyện tranh không chuyên lớn nhất thế giới mà có thể
nói đó là một sự kiện trong nhà lớn nhất thế giới. Xét về quy mô tổ
chức thì Comike không thua kém mấy một “thành phố truyện tranh”. Lý do
khiến Comike khác với nhiều hội chợ truyện tranh không chuyên khác là ở
chỗ: Ở đây không chỉ tập hợp những người chuyên vẽ truyện tranh và các
sản phẩm của họ mà còn tập hợp cả những fan truyện tranh với các sản
phẩm tự tạo như trang phục, vũ khí và mọi thứ có liên quan đến truyện
tranh.
Nếu ở các hội chợ truyện
tranh không chuyên khác, các sản phẩm được bày bán hay phân phát đều
được sáng tác theo một trường phái hoặc trào lưu nào đó thì ở Comike ta
lại thấy truyện tự in của các tác giả không chuyên ở tất cả các thể
loại. Những người tham gia ở rất nhiều lứa tuổi khác nhau, đem sản phẩm
của mình đến trưng bày, bán và giao lưu với khách tham quan. Nếu bạn
đến thăm Comike, bạn sẽ tìm thấy không chỉ manga, anime, game mà còn
thấy vô vàn các sản phẩm khác như nhạc thị trường, các mẫu thiết kế
trang phục, trang phục biểu diễn costplay, đồ trang sức tự làm, búp bê,
các tác phẩm mô tả cuộc sống thường nhật của những con người bình dị mà
trong nghề nghiệp của họ còn có những điều mà mọi người chưa biết đến
như giáo viên, y tá, phi công, nhân viên đường sắt, thậm chí còn có rất
nhiều những tạp chí sở thích khác như vật nuôi, trồng vườn, trà đạo,…
Có thế nói, Comike là nơi hội tụ những “tiểu văn hoá” đang tồn tại và
liên tục vận động ở khắp mọi nơi trên xứ sở mặt trời mọc này.
Đối với những tác giả theo
trường phái khiêm tốn trong lĩnh vực nghệ thuật thì Comike là nơi họ có
thể công bố các tác phẩm của mình, thu thập thêm những tác phẩm cùng
loại và đó cũng là nơi giao lưu với những bạn bè cùng sở thích. Chính
vì lý do đó có rất nhiều những nhóm tác giả chỉ xuất hiện trong Comike
hàng năm mà không bày bán sản phẩm của mình ở những hội chợ truyện
tranh không chuyên nào khác. Với những ai không coi đó là mục đich
chính thì Comike là nơi họ có thể tìm thấy những thứ mà thường ngày họ
không hề được thấy và có thêm những niềm vui mới trong cuộc sống. Còn
đối với những người tham gia bình thường khác, đặc biệt là những người
dân địa phương gần Tokyo thì Comike quả là một ngày hội lớn mà năm nào
họ cũng muốn tham gia.
● Lịch sử
Bối cảnh ra đời
Vào thập niên 70
đã xuất hiện rất nhiều người say mê thể loại tiểu thuyết và phim khoa
học viễn tưởng. Bắt nguồn từ niềm đam mê đó, họ đã có những truyện
tranh tự sáng tác theo thể loại viễn tưởng. Comic Market (Comike) đã ra
đời với chức năng là nơi trưng bày và bán những thể loại sách đó, đồng
thời cũng là nơi gặp gỡ, giao lưu của những người cùng chung sở thích.
Ngoài ra, còn phải kể
đến một nguyên nhân khách quan khác dẫn đến sự ra đời của Comike. Đó là
“Đại hội Manga Nhật Bản”- một hoạt động thường niên nhằm tôn vinh thể
loại manga khoa học viễn tưởng, đang gặp phải sự chỉ trích gay gắt của
những thành phần chủ chốt, thậm chí là sự đe doạ sẽ không tiếp tục tham
gia. Nắm được tình hình đó, tổ chức các nhà phê bình manga (Meiro) đã
đứng ra kêu gọi tách hoạt động manga không chuyên thành một hoạt động
riêng biệt, không nằm trong “Đại hội Manga Nhật Bản” hay “Festival
Manga” nữa. Và kể từ đó, Comike (Hội chợ truyện tranh không chuyên) đã
trở thành một sự kiện riêng biệt và là sự kiện “của fan, do fan và vì
fan”.
Lịch sử của Comike gắn liền với các địa điểm mà hoạt động này diễn ra trong suốt lịch sử 30 năm của mình.
Hội trường Phòng cháy chữa cháy Nhật Bản
Comike lần đầu tiên (kí hiệu là C1) được tổ chức vào ngày 21 tháng 12
năm 1975 tại hội trường Phòng cháy chữa cháy Nhật Bản, dưới sự điều
hành của “Meiro”- tổ chức các nhà phê bình manga. Comike lần đầu tiên
này có sự góp mặt của 32 câu lạc bộ (mà phần nhiều là những nhóm đại
diện, uỷ quyền) và 700 khách tham quan.Đêm trước
ngày diễn ra hội chợ có hoạt động cắm trại và biểu diễn bài hát trong
anime, tức là vẫn còn chịu ảnh hưởng rất nhiều nét đặc trưng của đại
hội khoa học viễn tưởng.
Quá nửa nhóm tham gia là các nhóm nghiên
cứu sáng tác manga trong các trường phổ thông, tiếp theo là các nhóm
fan Hajo Moto- fan thể loại Shojo (manga thiếu nữ) . Theo ban
tổ chức thì 90% số người tham gia hội chợ đầu tiên này là các fan nữ ở
độ tuổi trung học cơ sở và phổ thông trung học và đều là fan thể loại Shojo.
Từ Hội trường Liên hiệp công thương Itabashi đến Hội trường Hội công thương Tokyo
Năm tiếp theo, năm 1976, Comike mùa xuân- lần 2 (C2), mùa hạ- lần 3
(C3) và mùa đông- lần 4 (C4) đều được tổ chức tại Hội trường Liên hiệp
công thương Itabashi, số nhóm tham gia các hội chợ thời kì này đều dưới
con số 100.
Sang năm 1977, Comike lần
thứ 5 (C5) đã chuyển sang địa điểm mới là Hội trường Hội công thương
Tokyo ở quận Ota. Kể từ đó người ta mới thấy hình ảnh những đoàn người
đứng xếp hàng dài chờ đến lượt vào hội chợ. Cho đến hết năm 1979 (C13)
tổ chức lần cuối tại địa điểm này, ban tổ chức ước tính số nhóm tham
gia đạt gần 300, số người tham quan hội chợ cũng lên đến 4.000 người.
Có thể nói, Comike đã phát triển lên một quy mô mới.
Vào thời kì này, số nhóm tham gia là học sinh phổ thông đã giảm đi rất
nhiều, thay vào đó là các nhóm sáng tác có chuyên môn hơn. Bên cạnh đó,
đã xuất hiện các nhóm fan anime Space Battleship Yamato.Điều đáng nói là chính các fan của Yamato hay Gundam thời đó là tiền thân cho sự ra đời của Otaku- một trào lưu đã phát triển thành một nét văn hoá riêng Nhật Bản.
Thời kì này cũng đánh dấu sự tách rời về mặt tổ chức của Comike với
“Meiro”- tổ chức các nhà phê bình manga Nhật Bản. Do quy mô cũng như
đặc điểm của Comike đã thay đổi quá nhiều so với thời kì đầu, năm 1980,
Meiro đã mở thêm một “Manga Mini Market” bên cạnh Comike, và năm 1981
đã chính thức thành lập MGM (Manga Gallery & Market) và vẫn tiếp
tục tồn tại từ đó đến nay.
Từ Kawasaki Plaza đến Hội trường công thương Yokohama
Từ năm 1980 đến năm 1981, Comike đã được tổ chức 4 lần tại Kawasaki
Plaza với tổng số khách tham quan là 7.000 người và khoảng 350-400 nhóm
tham gia. Số lượng người quá đông đã khiến ban tổ chức phải xem xét tìm
một địa điểm khác để giải quyết tình hình này. Và địa điểm mới được
chọn là Hội trường công thương Yokohama. Comike lần thứ 18 tại hội
trường này đã thu hút 500 nhóm tham gia và số người đến tham quan đã
lên tới 10 ngàn người. Lúc bấy giờ, manga thu hút được nhiều người hâm
mộ nhất phải kể đến Uruseiyatsura (Takahashi Rumiko). Số lượng nam giới tham gia hội chợ cũng tăng lên đáng kể.
Trung tâm triển lãm quốc tế Tokyo- Harumi thời kì thứ nhất
Năm 1981, người ta dự định sẽ tổ chức
Comike mùa đông (C19) tại Kawasaki Plaza, nhưng do một sự cố bất thường
mà ban tổ chức đã quyết định tổ chức tại địa điểm mới là Trung tâm
triển lãm quốc tế Tokyo tại Harumi, Tokyo. Sau đó, liên tục trong vòng
6 năm, Comike được tổ chức tại đây.
Số lượng người tham gia vẫn tăng lên
không ngừng, đến Comike mùa đông (C22) vào năm 1983, số nhóm tham gia
vượt qua con số 1.000. Cho đến Comike lần cuối cùng (C30) trong thời kì
thứ nhất ở Harumi, con số nhóm tham gia và khách tham quan thật đáng
kinh ngạc: Tổng cộng có 3.900 nhóm tham gia và 35.000 khách tham quan
đã có mặt tại hội chợ.
Từ năm 1985, bộ manga Captian Tsubasa trở thành một hiện tượng lạ, thu hút rất nhiều các fan nữ. Số lượng các cô gái trẻ tham quan hội chợ ngày một tăng. Thực ra Captian Tsubasathuộc thể loại Shonen
(manga thiếu niên) nhưng hầu hết fan hâm mộ và thần tượng nhân vật
chính của bộ manga này lại là nữ. Cho đến Comike lần thứ 43 (năm 1992),
tức là đã khá xa thời kì hoàng kim của bộ manga này, ban tổ chức thống
kê được trong số các nhóm fan Captian Tsubasatham gia thì có 6 nam và 1.083 nữ, tức là nữ chiếm hơn 99%. Đây quả là một hiện tượng đáng để các nhà xuất bản manga lưu tâm.
năm 2 lần vào dịp tháng 8 (Hội chợ mùa hè) và tháng 12 (Hội chợ mùa
đông) tại Trung tâm triển lãm quốc tế Tokyo (Tokyo Big Site) và
thường chỉ diễn ra trong vòng 2 đến 3 ngày. Hội chợ mùa đông vào tháng
12/2006 vừa qua đánh dấu số lần tổ chức định kì của Hội chợ lên đến con
số 71.
Quy mô Comike đã tăng lên
gấp bội sau mỗi lần tổ chức và giờ đây bất kì người Nhật nào cũng biết
đến sự tồn tại của nó. Hội chợ lần thứ 66 vào mùa hè năm 2004 đã lập
một kỷ lục mới về số gian hàng tham gia và số khách tham quan: Có tới
35.000 gian hàng và trên 510.000 người đến Tokyo Big Site trong vòng 3
ngày để bày bán những cuốn truyện tự in hay tận mắt ngắm những cuốn
truyện tranh và những sản phẩm mình yêu thích. Hội chợ thường không có
đủ những gian trưng bày cho tất cả các nhóm đăng kí tham gia nên ban tổ
chức đã phải lựa chọn bằng cách bốc thăm.
● Đặc trưng
Comike không chỉ được coi
là một Hội chợ truyện tranh không chuyên lớn nhất thế giới mà có thể
nói đó là một sự kiện trong nhà lớn nhất thế giới. Xét về quy mô tổ
chức thì Comike không thua kém mấy một “thành phố truyện tranh”. Lý do
khiến Comike khác với nhiều hội chợ truyện tranh không chuyên khác là ở
chỗ: Ở đây không chỉ tập hợp những người chuyên vẽ truyện tranh và các
sản phẩm của họ mà còn tập hợp cả những fan truyện tranh với các sản
phẩm tự tạo như trang phục, vũ khí và mọi thứ có liên quan đến truyện
tranh.
Nếu ở các hội chợ truyện
tranh không chuyên khác, các sản phẩm được bày bán hay phân phát đều
được sáng tác theo một trường phái hoặc trào lưu nào đó thì ở Comike ta
lại thấy truyện tự in của các tác giả không chuyên ở tất cả các thể
loại. Những người tham gia ở rất nhiều lứa tuổi khác nhau, đem sản phẩm
của mình đến trưng bày, bán và giao lưu với khách tham quan. Nếu bạn
đến thăm Comike, bạn sẽ tìm thấy không chỉ manga, anime, game mà còn
thấy vô vàn các sản phẩm khác như nhạc thị trường, các mẫu thiết kế
trang phục, trang phục biểu diễn costplay, đồ trang sức tự làm, búp bê,
các tác phẩm mô tả cuộc sống thường nhật của những con người bình dị mà
trong nghề nghiệp của họ còn có những điều mà mọi người chưa biết đến
như giáo viên, y tá, phi công, nhân viên đường sắt, thậm chí còn có rất
nhiều những tạp chí sở thích khác như vật nuôi, trồng vườn, trà đạo,…
Có thế nói, Comike là nơi hội tụ những “tiểu văn hoá” đang tồn tại và
liên tục vận động ở khắp mọi nơi trên xứ sở mặt trời mọc này.
Đối với những tác giả theo
trường phái khiêm tốn trong lĩnh vực nghệ thuật thì Comike là nơi họ có
thể công bố các tác phẩm của mình, thu thập thêm những tác phẩm cùng
loại và đó cũng là nơi giao lưu với những bạn bè cùng sở thích. Chính
vì lý do đó có rất nhiều những nhóm tác giả chỉ xuất hiện trong Comike
hàng năm mà không bày bán sản phẩm của mình ở những hội chợ truyện
tranh không chuyên nào khác. Với những ai không coi đó là mục đich
chính thì Comike là nơi họ có thể tìm thấy những thứ mà thường ngày họ
không hề được thấy và có thêm những niềm vui mới trong cuộc sống. Còn
đối với những người tham gia bình thường khác, đặc biệt là những người
dân địa phương gần Tokyo thì Comike quả là một ngày hội lớn mà năm nào
họ cũng muốn tham gia.
● Lịch sử
Bối cảnh ra đời
Vào thập niên 70
đã xuất hiện rất nhiều người say mê thể loại tiểu thuyết và phim khoa
học viễn tưởng. Bắt nguồn từ niềm đam mê đó, họ đã có những truyện
tranh tự sáng tác theo thể loại viễn tưởng. Comic Market (Comike) đã ra
đời với chức năng là nơi trưng bày và bán những thể loại sách đó, đồng
thời cũng là nơi gặp gỡ, giao lưu của những người cùng chung sở thích.
Ngoài ra, còn phải kể
đến một nguyên nhân khách quan khác dẫn đến sự ra đời của Comike. Đó là
“Đại hội Manga Nhật Bản”- một hoạt động thường niên nhằm tôn vinh thể
loại manga khoa học viễn tưởng, đang gặp phải sự chỉ trích gay gắt của
những thành phần chủ chốt, thậm chí là sự đe doạ sẽ không tiếp tục tham
gia. Nắm được tình hình đó, tổ chức các nhà phê bình manga (Meiro) đã
đứng ra kêu gọi tách hoạt động manga không chuyên thành một hoạt động
riêng biệt, không nằm trong “Đại hội Manga Nhật Bản” hay “Festival
Manga” nữa. Và kể từ đó, Comike (Hội chợ truyện tranh không chuyên) đã
trở thành một sự kiện riêng biệt và là sự kiện “của fan, do fan và vì
fan”.
Lịch sử của Comike gắn liền với các địa điểm mà hoạt động này diễn ra trong suốt lịch sử 30 năm của mình.
Hội trường Phòng cháy chữa cháy Nhật Bản
Comike lần đầu tiên (kí hiệu là C1) được tổ chức vào ngày 21 tháng 12
năm 1975 tại hội trường Phòng cháy chữa cháy Nhật Bản, dưới sự điều
hành của “Meiro”- tổ chức các nhà phê bình manga. Comike lần đầu tiên
này có sự góp mặt của 32 câu lạc bộ (mà phần nhiều là những nhóm đại
diện, uỷ quyền) và 700 khách tham quan.Đêm trước
ngày diễn ra hội chợ có hoạt động cắm trại và biểu diễn bài hát trong
anime, tức là vẫn còn chịu ảnh hưởng rất nhiều nét đặc trưng của đại
hội khoa học viễn tưởng.
Quá nửa nhóm tham gia là các nhóm nghiên
cứu sáng tác manga trong các trường phổ thông, tiếp theo là các nhóm
fan Hajo Moto- fan thể loại Shojo (manga thiếu nữ) . Theo ban
tổ chức thì 90% số người tham gia hội chợ đầu tiên này là các fan nữ ở
độ tuổi trung học cơ sở và phổ thông trung học và đều là fan thể loại Shojo.
Từ Hội trường Liên hiệp công thương Itabashi đến Hội trường Hội công thương Tokyo
Năm tiếp theo, năm 1976, Comike mùa xuân- lần 2 (C2), mùa hạ- lần 3
(C3) và mùa đông- lần 4 (C4) đều được tổ chức tại Hội trường Liên hiệp
công thương Itabashi, số nhóm tham gia các hội chợ thời kì này đều dưới
con số 100.
Sang năm 1977, Comike lần
thứ 5 (C5) đã chuyển sang địa điểm mới là Hội trường Hội công thương
Tokyo ở quận Ota. Kể từ đó người ta mới thấy hình ảnh những đoàn người
đứng xếp hàng dài chờ đến lượt vào hội chợ. Cho đến hết năm 1979 (C13)
tổ chức lần cuối tại địa điểm này, ban tổ chức ước tính số nhóm tham
gia đạt gần 300, số người tham quan hội chợ cũng lên đến 4.000 người.
Có thể nói, Comike đã phát triển lên một quy mô mới.
Vào thời kì này, số nhóm tham gia là học sinh phổ thông đã giảm đi rất
nhiều, thay vào đó là các nhóm sáng tác có chuyên môn hơn. Bên cạnh đó,
đã xuất hiện các nhóm fan anime Space Battleship Yamato.Điều đáng nói là chính các fan của Yamato hay Gundam thời đó là tiền thân cho sự ra đời của Otaku- một trào lưu đã phát triển thành một nét văn hoá riêng Nhật Bản.
Thời kì này cũng đánh dấu sự tách rời về mặt tổ chức của Comike với
“Meiro”- tổ chức các nhà phê bình manga Nhật Bản. Do quy mô cũng như
đặc điểm của Comike đã thay đổi quá nhiều so với thời kì đầu, năm 1980,
Meiro đã mở thêm một “Manga Mini Market” bên cạnh Comike, và năm 1981
đã chính thức thành lập MGM (Manga Gallery & Market) và vẫn tiếp
tục tồn tại từ đó đến nay.
Từ Kawasaki Plaza đến Hội trường công thương Yokohama
Từ năm 1980 đến năm 1981, Comike đã được tổ chức 4 lần tại Kawasaki
Plaza với tổng số khách tham quan là 7.000 người và khoảng 350-400 nhóm
tham gia. Số lượng người quá đông đã khiến ban tổ chức phải xem xét tìm
một địa điểm khác để giải quyết tình hình này. Và địa điểm mới được
chọn là Hội trường công thương Yokohama. Comike lần thứ 18 tại hội
trường này đã thu hút 500 nhóm tham gia và số người đến tham quan đã
lên tới 10 ngàn người. Lúc bấy giờ, manga thu hút được nhiều người hâm
mộ nhất phải kể đến Uruseiyatsura (Takahashi Rumiko). Số lượng nam giới tham gia hội chợ cũng tăng lên đáng kể.
Trung tâm triển lãm quốc tế Tokyo- Harumi thời kì thứ nhất
Năm 1981, người ta dự định sẽ tổ chức
Comike mùa đông (C19) tại Kawasaki Plaza, nhưng do một sự cố bất thường
mà ban tổ chức đã quyết định tổ chức tại địa điểm mới là Trung tâm
triển lãm quốc tế Tokyo tại Harumi, Tokyo. Sau đó, liên tục trong vòng
6 năm, Comike được tổ chức tại đây.
Số lượng người tham gia vẫn tăng lên
không ngừng, đến Comike mùa đông (C22) vào năm 1983, số nhóm tham gia
vượt qua con số 1.000. Cho đến Comike lần cuối cùng (C30) trong thời kì
thứ nhất ở Harumi, con số nhóm tham gia và khách tham quan thật đáng
kinh ngạc: Tổng cộng có 3.900 nhóm tham gia và 35.000 khách tham quan
đã có mặt tại hội chợ.
Từ năm 1985, bộ manga Captian Tsubasa trở thành một hiện tượng lạ, thu hút rất nhiều các fan nữ. Số lượng các cô gái trẻ tham quan hội chợ ngày một tăng. Thực ra Captian Tsubasathuộc thể loại Shonen
(manga thiếu niên) nhưng hầu hết fan hâm mộ và thần tượng nhân vật
chính của bộ manga này lại là nữ. Cho đến Comike lần thứ 43 (năm 1992),
tức là đã khá xa thời kì hoàng kim của bộ manga này, ban tổ chức thống
kê được trong số các nhóm fan Captian Tsubasatham gia thì có 6 nam và 1.083 nữ, tức là nữ chiếm hơn 99%. Đây quả là một hiện tượng đáng để các nhà xuất bản manga lưu tâm.