Với 110 nhà xuất bản phát hành thể
loại manga, trong đó có khoảng 300 tạp chí ra định kì (tuần san và
nguyện san) và 10.000 tựa manga in cuốn đơn được xuất bản hàng năm,
manga đã và đang chiếm giữ một phần không hề nhỏ bé trong đời sống văn
hoá của người dân xứ sở Hoa anh đào. Hoạ sĩ manga cũng trở thành một
nghề được xã hội ghi nhận và đã có rất nhiều hoạ sĩ manga tài năng được
tôn vinh trong nghề nghiệp của mình. Lịch sử manga không thể thiếu
những cái tên mà giờ đây đã trở thành những tượng đồng về tài năng và
sự cống hiến, như Tezuka Osamu, Fujiko F Fujio, Akatsuka Fujio,
Ishinomori Shotaro, Matsumoto Reiji, Hajo Moto,…và ngày nay là lớp hoạ
sĩ trẻ với những sáng tạo được công chúng trẻ đặc biệt mến mộ, như
Inoue Takehiko, Aoyama Gosho, Takahashi Rumiko, Yoshihiro Togashi, nhóm
CLAMP, Yazawa Ai, Takeuchi Naoko, Sakura Momoko, Takaya Natsuki,…Có thể
khác nhau về thể loại sáng tác, bút pháp lôi cuốn độc giả,… nhưng giữa
họ thường có một điểm chung: đó là tác phẩm của họ luôn là lý do để
doanh số tạp chí, doanh số sách in cuốn đơn có dịp bùng nổ và tiếp sau
là các anime, phim truyền hình, các loại hàng hoá sử dụng hình ảnh nhân
vật của họ xuất hiện và tạo nên những “cơn sốt” khác.
Nhưng có lẽ, không thể không nhắc đến một yếu tố đã
góp phần tôn vinh tài năng cũng như giúp họ đến nhanh hơn với đông đảo
công chúng mến mộ, đó là các giải thưởng manga. Giải thưởng- hiểu theo
đúng nghĩa, là sự ghi nhận, tưởng thưởng đối với những tài năng và cống
hiến của các mangaka cho một tạp chí, một nhà xuất bản, cho cả ngành
công nghiệp manga Nhật Bản vẫn luôn tăng trưởng không ngừng mỗi năm.
Giải thưởng cũng trở thành một tiêu chí lựa chọn quan trọng đối với độc
giả khi họ phân vân giữa một rừng manga- hoàn toàn đúng nghĩa. Vì thế,
cũng không có gì lạ khi hiện tại, có tới gần 80 giải thưởng khác nhau
của các nhà xuất bản, các tạp chí manga. Shueisha, Kodansha và
Shogakukan- 3 nhà xuất bản lớn nhất Nhật Bản và cũng là 3 “thương hiệu”
manga tồn tại qua nhiều thập kỉ, nắm giữ số giải thưởng nhiều nhất và
mức độ uy tín cũng được nhìn nhận là cao nhất. Ngoài ra, còn có các
giải của các nhà xuất bản khác như Hakusensha, Akitashoten, Kadokawa,
Square Enix,…
Trong số hàng loạt
các giải thưởng ghi danh những mangaka tài năng với những tác phẩm tiêu
biểu, người ta thường nhắc tới một số giải thưởng có uy tín sau đây:
Với các kiệt tác đã làm say mê biết bao thế hệ trẻ em trên thế giới như Tetsuwan Atom, Jungle Taitei,…hoạ
sĩ Tezuka Osamu được coi là bậc thầy của manga hiện đại, người đi tiên
phong trong việc đưa manga và anime Nhật Bản bước sang một thời kỳ lịch
sử mới. Ngày nay, khi manga đã trở thành một nét văn hoá, thậm chí là
môt ngành nghệ thuật đại diện cho nền văn hoá truyền thống Nhật Bản,
thì giải thưởng Tezuka ra đời với mong muốn không chỉ kế thừa ý nguyện
của hoạ sĩ Tezuka, mà còn góp phần giúp những tác phẩm có giá trị thực
sự toả sáng. Các tác phẩm được trao giải ở 4 thể loại: Giải thưởng lớn,
Giải sáng tạo, Giải truyện ngắn và Giải đặc biệt.
Tuy giải thưởng văn hoá Tezuka còn là một giải thưởng mới (năm
1997) nhưng những tác phẩm xuất sắc mà giải thưởng đề cử đều là những
tác phẩm đáng chú ý. Như Take Pleasure In ( Nakano Fumiko) năm 2003, Helterskelter (Okazaki Kyoko) năm 2004, Pluto (hợp tác giữa hãng Tezuka Production và Nagasaki Takashi Produc) năm 2005.
2.Shogakukan Mangasho (Giải thưởng của Nhà xuất bản Shogakukan)
Ra đời từ năm 1955, giải thưởng của Nhà xuất bản Shogakukan được
giới phê bình manga đánh giá là một trong những giải thưởng lâu năm và
có uy tín. Với mục tiêu vì sự phát triển của một nét văn hoá manga lành
mạnh, mỗi năm giải thưởng này công bố các tác phẩm đoạt giải ở 4 thể
loại, đó là: Jidou (thiếu nhi), Shonen (thiếu niên), Shojo (thiếu nữ),
và Ippan (thể loại chung).
Năm 2006 (giải Shogakukan lần thứ 52), giải thưởng dành cho manga thiếu nhi là Kirarin Revolution (Nakahara An), giải dành cho manga thiếu nữ là 7SEEDS (Tamura Yumi), giải dành cho manga thiếu niên là Kekkaishi (Tanabe Yelow), giải dành cho thể loại chung là Bengoshi no Kuzu (Iura Hideo).
3.Kodansha Mangasho (Giải thưởng manga của Nhà xuất bản Kodansha)
Năm 1960, nhân kỷ niệm 50 năm thành lập, ban lãnh đạo Nhà xuất bản
Kodansha đã đưa ra ý tưởng cho ra đời 3 giải thưởng: Kodansha Sashiesho
(giải cống hiến), Kodansha Shashinsho (giải nhiếp ảnh), và Kodansha
Jidomangasho ( giải thưởng manga thiếu nhi). Giải thưởng manga thiếu
nhi Kodansha tồn tại cho đến làn trao giải thứ 9- năm 1968. Đến năm
1970, kỷ niệm 60 năm thành lập nhà xuất bản, giải thưởng này đã chính
thức trở thành một phần trong Kodansha Shuppan Bunkasho (Giải thưởng
Văn hoá Nhà xuất bản Kodansha). Từ năm 1977, giải thưởng này được đổi
tên, thành Kodansha Mangasho (giải thưởng manga của Nhà xuất bản
Kodansha) và việc trao giải được tổ chức đều đặn hàng năm từ đó đến nay.
Giải thưởng manga của Nhà xuất bản Kodansha cũng
bao gồm 4 giải ở các bộ môn: manga thiếu nhi, manga thiếu nữ, manga
thiếu niên, và giải cho thể loại chung.
4.Seiunsho (Giải thưởng Seiun)
Là giải thưởng dành riêng cho thể loại khoa học giả tưởng (SF)
xuất sắc của năm. Cách thức để chọn ra tác phẩm đoạt giải là căn cứ vào
số phiếu bình chọn của những người tham gia Đại hội Khoa học giả tưởng.
Đây là điểm độc đáo khác với các giải thưởng manga khác. Tên giải
thưởng “Seiun” có nguồn gốc từ tên một tạp chí SF được phát hành đầu
tiên ở Nhật vào năm 1954.
Hiện nay, giải thưởng này được mở rộng với các
giải cho nhiều thể loại khác nhau. Ví dụ như “Giải tiểu thuyết”, “Giải
truyện ngắn”, “Giải tác phẩm nước ngoài”, “Giải điện ảnh”, “Giải
Comic”, “Giải nghệ thuật”, “Giải tác phẩm hiện thực”, “Giải tự do”.
Năm 2005, Giải tiểu thuyết thuộc về tác phẩm ARIEL ( Sasamoto Yuichi), Giải truyện ngắn thuộc về tác phẩm Katadorareta Chikara (Tobi Hirotaka), Giải tiểu thuyết nước ngoài được trao cho Lý thuyết vạn vật (Grey Egan), Giải truyện ngắn nước ngoài thuộc về Bản tin thời sự (Theodore Sturgeon), Giải Comic thuộc về Bremen II (Kawahara Izumi).
loại manga, trong đó có khoảng 300 tạp chí ra định kì (tuần san và
nguyện san) và 10.000 tựa manga in cuốn đơn được xuất bản hàng năm,
manga đã và đang chiếm giữ một phần không hề nhỏ bé trong đời sống văn
hoá của người dân xứ sở Hoa anh đào. Hoạ sĩ manga cũng trở thành một
nghề được xã hội ghi nhận và đã có rất nhiều hoạ sĩ manga tài năng được
tôn vinh trong nghề nghiệp của mình. Lịch sử manga không thể thiếu
những cái tên mà giờ đây đã trở thành những tượng đồng về tài năng và
sự cống hiến, như Tezuka Osamu, Fujiko F Fujio, Akatsuka Fujio,
Ishinomori Shotaro, Matsumoto Reiji, Hajo Moto,…và ngày nay là lớp hoạ
sĩ trẻ với những sáng tạo được công chúng trẻ đặc biệt mến mộ, như
Inoue Takehiko, Aoyama Gosho, Takahashi Rumiko, Yoshihiro Togashi, nhóm
CLAMP, Yazawa Ai, Takeuchi Naoko, Sakura Momoko, Takaya Natsuki,…Có thể
khác nhau về thể loại sáng tác, bút pháp lôi cuốn độc giả,… nhưng giữa
họ thường có một điểm chung: đó là tác phẩm của họ luôn là lý do để
doanh số tạp chí, doanh số sách in cuốn đơn có dịp bùng nổ và tiếp sau
là các anime, phim truyền hình, các loại hàng hoá sử dụng hình ảnh nhân
vật của họ xuất hiện và tạo nên những “cơn sốt” khác.
Nhưng có lẽ, không thể không nhắc đến một yếu tố đã
góp phần tôn vinh tài năng cũng như giúp họ đến nhanh hơn với đông đảo
công chúng mến mộ, đó là các giải thưởng manga. Giải thưởng- hiểu theo
đúng nghĩa, là sự ghi nhận, tưởng thưởng đối với những tài năng và cống
hiến của các mangaka cho một tạp chí, một nhà xuất bản, cho cả ngành
công nghiệp manga Nhật Bản vẫn luôn tăng trưởng không ngừng mỗi năm.
Giải thưởng cũng trở thành một tiêu chí lựa chọn quan trọng đối với độc
giả khi họ phân vân giữa một rừng manga- hoàn toàn đúng nghĩa. Vì thế,
cũng không có gì lạ khi hiện tại, có tới gần 80 giải thưởng khác nhau
của các nhà xuất bản, các tạp chí manga. Shueisha, Kodansha và
Shogakukan- 3 nhà xuất bản lớn nhất Nhật Bản và cũng là 3 “thương hiệu”
manga tồn tại qua nhiều thập kỉ, nắm giữ số giải thưởng nhiều nhất và
mức độ uy tín cũng được nhìn nhận là cao nhất. Ngoài ra, còn có các
giải của các nhà xuất bản khác như Hakusensha, Akitashoten, Kadokawa,
Square Enix,…
Trong số hàng loạt
các giải thưởng ghi danh những mangaka tài năng với những tác phẩm tiêu
biểu, người ta thường nhắc tới một số giải thưởng có uy tín sau đây:
- Tezuka Osamu Bunkasho
- Shogakukan Mangasho
- Kodansha Mangasho
- Seiunsho
Với các kiệt tác đã làm say mê biết bao thế hệ trẻ em trên thế giới như Tetsuwan Atom, Jungle Taitei,…hoạ
sĩ Tezuka Osamu được coi là bậc thầy của manga hiện đại, người đi tiên
phong trong việc đưa manga và anime Nhật Bản bước sang một thời kỳ lịch
sử mới. Ngày nay, khi manga đã trở thành một nét văn hoá, thậm chí là
môt ngành nghệ thuật đại diện cho nền văn hoá truyền thống Nhật Bản,
thì giải thưởng Tezuka ra đời với mong muốn không chỉ kế thừa ý nguyện
của hoạ sĩ Tezuka, mà còn góp phần giúp những tác phẩm có giá trị thực
sự toả sáng. Các tác phẩm được trao giải ở 4 thể loại: Giải thưởng lớn,
Giải sáng tạo, Giải truyện ngắn và Giải đặc biệt.
Tuy giải thưởng văn hoá Tezuka còn là một giải thưởng mới (năm
1997) nhưng những tác phẩm xuất sắc mà giải thưởng đề cử đều là những
tác phẩm đáng chú ý. Như Take Pleasure In ( Nakano Fumiko) năm 2003, Helterskelter (Okazaki Kyoko) năm 2004, Pluto (hợp tác giữa hãng Tezuka Production và Nagasaki Takashi Produc) năm 2005.
2.Shogakukan Mangasho (Giải thưởng của Nhà xuất bản Shogakukan)
Ra đời từ năm 1955, giải thưởng của Nhà xuất bản Shogakukan được
giới phê bình manga đánh giá là một trong những giải thưởng lâu năm và
có uy tín. Với mục tiêu vì sự phát triển của một nét văn hoá manga lành
mạnh, mỗi năm giải thưởng này công bố các tác phẩm đoạt giải ở 4 thể
loại, đó là: Jidou (thiếu nhi), Shonen (thiếu niên), Shojo (thiếu nữ),
và Ippan (thể loại chung).
Năm 2006 (giải Shogakukan lần thứ 52), giải thưởng dành cho manga thiếu nhi là Kirarin Revolution (Nakahara An), giải dành cho manga thiếu nữ là 7SEEDS (Tamura Yumi), giải dành cho manga thiếu niên là Kekkaishi (Tanabe Yelow), giải dành cho thể loại chung là Bengoshi no Kuzu (Iura Hideo).
3.Kodansha Mangasho (Giải thưởng manga của Nhà xuất bản Kodansha)
Năm 1960, nhân kỷ niệm 50 năm thành lập, ban lãnh đạo Nhà xuất bản
Kodansha đã đưa ra ý tưởng cho ra đời 3 giải thưởng: Kodansha Sashiesho
(giải cống hiến), Kodansha Shashinsho (giải nhiếp ảnh), và Kodansha
Jidomangasho ( giải thưởng manga thiếu nhi). Giải thưởng manga thiếu
nhi Kodansha tồn tại cho đến làn trao giải thứ 9- năm 1968. Đến năm
1970, kỷ niệm 60 năm thành lập nhà xuất bản, giải thưởng này đã chính
thức trở thành một phần trong Kodansha Shuppan Bunkasho (Giải thưởng
Văn hoá Nhà xuất bản Kodansha). Từ năm 1977, giải thưởng này được đổi
tên, thành Kodansha Mangasho (giải thưởng manga của Nhà xuất bản
Kodansha) và việc trao giải được tổ chức đều đặn hàng năm từ đó đến nay.
Giải thưởng manga của Nhà xuất bản Kodansha cũng
bao gồm 4 giải ở các bộ môn: manga thiếu nhi, manga thiếu nữ, manga
thiếu niên, và giải cho thể loại chung.
4.Seiunsho (Giải thưởng Seiun)
Là giải thưởng dành riêng cho thể loại khoa học giả tưởng (SF)
xuất sắc của năm. Cách thức để chọn ra tác phẩm đoạt giải là căn cứ vào
số phiếu bình chọn của những người tham gia Đại hội Khoa học giả tưởng.
Đây là điểm độc đáo khác với các giải thưởng manga khác. Tên giải
thưởng “Seiun” có nguồn gốc từ tên một tạp chí SF được phát hành đầu
tiên ở Nhật vào năm 1954.
Hiện nay, giải thưởng này được mở rộng với các
giải cho nhiều thể loại khác nhau. Ví dụ như “Giải tiểu thuyết”, “Giải
truyện ngắn”, “Giải tác phẩm nước ngoài”, “Giải điện ảnh”, “Giải
Comic”, “Giải nghệ thuật”, “Giải tác phẩm hiện thực”, “Giải tự do”.
Năm 2005, Giải tiểu thuyết thuộc về tác phẩm ARIEL ( Sasamoto Yuichi), Giải truyện ngắn thuộc về tác phẩm Katadorareta Chikara (Tobi Hirotaka), Giải tiểu thuyết nước ngoài được trao cho Lý thuyết vạn vật (Grey Egan), Giải truyện ngắn nước ngoài thuộc về Bản tin thời sự (Theodore Sturgeon), Giải Comic thuộc về Bremen II (Kawahara Izumi).