►Thập niên 50, 60: Sự xuất hiện và phát triển của tạp chí Shonen (thiếu niên)
Những năm 50 được bắt đầu với sự xuất hiện
hàng loạt tạp chí thiếu niên đăng tải các tác phẩm manga của lớp họa sĩ
đầu tiên, trong số đó có một cái tên đã trở thành huyền thoại: Tezuka
Osamu. Điểm chung của các tờ tạp chí thời kì này là đều có hình thức
bìa màu, trình bày bằng hình ảnh các nữ diễn viên, các võ sĩ sumo hay
cầu thủ bóng chày nổi tiếng. Các nhà xuất bản đã khéo léo lồng ghép
những phần nội dung khác như mục phỏng vấn các nhân vật nổi tiếng,
phóng sự đưa tin những sự kiện lớn trong đời sống xã hội thời kì đó như
lễ thành hôn của Hoàng thái tử, những câu chuyện cảm động có thực,… nhờ
vậy mà các tạp chí này đã xoá bỏ hoàn toàn tâm lý “chỉ có học sinh tiểu
học mới đọc tạp chí manga” và thành công trong việc chiếm lòng tin của
các bậc phụ huynh.
Một thay đổi có tính chất cách mạng vào những
năm đầu của thập niên 60 là sự nhất thể hóa giữa “người mua” và “người
đọc”. Nếu trước kia “người mua” manga phần lớn là cha mẹ và “người đọc”
là con cái thì tới giai đoạn này, cùng với sự phát triển của hình thức
kinh doanh hộ gia đình, các bậc cha mẹ ngày càng có ít thời gian dành
cho con cái hơn, thay vào đó, trẻ em được cha mẹ cho tiền tiêu vặt và
được hoàn toàn tự do chọn mua thứ mình thích.
Các tạp chí thiếu niên xuất bản hàng tuần như Shonen Sunday (Shogakukan), Shonen Magazine (Kodansha), Shonen King
(Shonen Gahousha), là các tạp chí được đặc biệt yêu thích. Thời kì này
cũng đánh dấu sự bắt đầu của xu thế đăng tải manga dài kì và sự tăng
nhanh số lượng phát hành- từ vài trăm ngàn lên tới con số triệu bản mà
kỉ lục đầu tiên do Shonen Magazine (Kodansha) lập vào năm 1966.
Một sự kiện đánh dấu sự bắt đầu của công thức kết hợp Manga-Anime-Tivi,
đó là serie phim hoạt hình Tetsuwan Atom chuyển thể từ tác phẩm
manga cùng tên của Tezuka Osamu được phát sóng truyền hình năm 1963.
Tất cả những sự kiện trên đã đưa manga và anime trở thành một ngành
công nghiệp giải trí đích thực và mở ra một tương lai phát triển rực rỡ
trong các thập niên tiếp theo.
►Thập niên 70: Thị trường mở rộng
Cuối thập niên 60 sang đến thập niên 70, bên
cạnh 3 tạp chí tiên phong giai đoạn trước đã xuất hiện thêm 3 tạp chí
thiếu niên khác, đó là: Shonen Jump (Shueisha), Bokura Magazine (Kodansha) và Shonen Champion
(Akita Shoten). Trong suốt thập kỉ 70, những tạp chí này luôn dẫn đầu
bảng thành tích với lượng phát hành bình quân trên dưới 1 triệu bản.
Đứng ở vị trí thứ hai là thể loại tạp chí Shojo- tạp chí dành cho đối
tượng thiếu nữ, với 4 gương mặt tiêu biểu: Shojo Friend (Kodansha), Margaret, Seventeen (Shueisha) và Shojo Comic (Shogakukan).
Bước sang thời kì này, lớp độc giả manga đầu
tiên ở thập kỉ 50 đã trở thành những sinh viên đại học, sau đó thành
tầng lớp viên chức, nhân viên công ty, phụ nữ nội trợ,… Họ vẫn còn đọc
tạp chí thiếu niên? Tất nhiên là không rồi. Bên cạnh lượng độc giả của
các tạp chí Shonen, Shojo được bổ sung đều đặn hàng năm, các nhà xuất
bản đã không quên dành sự quan tâm đặc biệt tới bộ phận bạn đọc trưởng
thành này, và thế là hàng loạt các tạp chí dành cho thanh niên, tạp chí
dành cho các phụ nữ trẻ là nhân viên công ty hay ở nhà làm nội trợ,…đã
xuất hiện và nhanh chóng bám đuổi số lượng phát hành thể loại Shonen, Shojo. Thị trường manga giống như một quả bóng cao su, bắt đầu phình to cùng với biên độ tuổi độc giả tăng dần.
Nhưng ngay trong nửa đầu thập kỉ này đã xuất
hiện những yếu tố khách quan gây tác động bất lợi đối với quá trình
phát triển của manga: Ngành kinh tế dựa vào xuất khẩu của Nhật bị tổn
hại nghiêm trọng bởi đồng yên mất giá so với đồng đôla Mỹ, cơn sốt dầu
lửa năm 73 đã đẩy mức tăng giá tiêu dùng lên tới 24%. Ngay lập tức, mức
tăng trưởng doanh thu quảng cáo trên các tạp chí manga sụt giảm rõ rệt,
các nguyên liệu đầu vào như giấy, mực in tăng theo giá dầu đã đẩy giá
thành sản xuất lên cao. Các nhà xuất bản đã làm gì để vượt qua tình
huống khó khăn này? Trước hết, phải nhắc đến sự xuất hiện của các bộ
manga được tập hợp lại sau khi đã rất ăn khách trên các tạp chí. Đây là
một bước đi táo bạo của các nhà xuất bản nhằm đa dạng hóa thị trường
manga đang bị lệ thuộc quá lớn vào tạp chí. Bên cạnh đó, xu thế
“mediamix” (truyền thông kết hợp) xuất hiện từ cuối thập kỉ 60 đã được
áp dụng đầy sáng tạo và thực sự trở thành công thức thành công của các
nhà xuất bản, các hãng sản xuất anime và hãng truyền hình trong suốt
các thời kì sau. Tiêu biểu là sự kết hợp giữa anime và manga của Doraemon (Đôrêmon- Fujiko Fujio), kết hợp giữa manga với sân khấu kịch của Versailles No Bara (Hoa hồng Vécxây- Ikeda Ryoko) hay tổ chức hẳn một sự kiện lớn thu hút sự hiếu kì của các fan như trường hợp Galaxy Express 999
(Đoàn tàu Ngân Hà 999- Matsumoto Reiji),... Những nỗ lực sáng tạo đó đã
nhanh chóng đưa manga thoát khỏi tình trạng suy thoái, đưa qui mô thị
trường manga đạt mức 200 tỷ yên vào giai đoạn cuối thập kỉ này (kết quả
thống kê của Viện nghiên cứu xuất bản).
►Thập niên 80: Sự đa dạng hóa của thị trường
Với đối tượng độc giả từ 5 đến 40 tuổi, thị
trường manga tiếp tục chia nhỏ không chỉ theo độ tuổi mà còn dựa theo
các tiêu chí khác như nghề nghiệp, sở thích,... Các tạp chí mới liên
tục xuất hiện trong khi số tạp chí cũ bị loại khỏi thị trường cũng
không ít. Tuy nhiên, đã có sự phân cực rõ rệt về số lượng phát hành
giữa tạp chí ăn khách với các tạp chí cùng loại đứng dưới, con số
thường là vài trăm triệu bản so với vài trăm ngàn bản. Shogakukan, Kodansha và Shueisha
là ba “đại gia” chia nhau những phân khúc chính của thị trường, như năm
86, ba nhà xuất bản này nắm giữ tới 71,4 % thị phần tạp chí và 81% thị
phần sách manga.
Sức mạnh của “mediamix” cũng được phát huy tối
đa với sự tham gia của các ngành liên kết như quảng cáo, truyền hình,
quan hệ công chúng, đặc biệt là anime, qua công thức “tạp
chí-anime-sách, hàng hóa”. Những tác phẩm xuất sắc của lớp họa sĩ thế
hệ sau như Dr.Slump, Dragon Ball (Toriyama Akira), Touch, Miyuki, Rough (Adachi Ryu), Urusei Yatsura, Ranma ½ (Takahashi Rumiko), Bastard (Hagiwara Kazushi), Captain Tsubasa (Takahashi Yoichi), Hokuto No Ken
(Hara Tetsuo),... đã thu được thành công vang dội nhờ công thức này.
Sức mạnh của anime và tivi đã lên tới đỉnh cao khi độc giả thay công
thức “tạp chí-sách” bằng công thức “anime-sách”, độc giả bắt đầu mua
các bộ sách manga và lưu giữ trên giá sách của mình sau khi anime được
chiếu trên tivi. Xu thế này đã khiến số lượng phát hành tạp chí dần sụt
giảm, thay vào đó là số lượng tiêu thụ sách tăng cao. Ngoại trừ một số
tạp chí vẫn giữ được số lượng ổn định như tạp chí Shukan Shonen Jump (Shueisha), Gekkan Shonen Jump (Shueisha), Gekkan Shonen Magazine
(Kodansha) thì hầu hết đều sụt giảm số lượng phát hành, đặc biệt là các
loại tạp chí dành cho thiếu nữ. Tuy nhiên, tính trên tổng thể thì qui
mô thị trường manga giai đoạn này đã tăng lên mức 400 tỷ yên (năm 1988).
►Thập niên 90: Sức mạnh của truyền thông
“Manga bắt đầu được tiêu thụ như một phần của
truyền thông”- đó là thông điệp đầu tiên gắn với hai sự kiện nổi bật
vào những năm đầu thập niên 90.
Thứ nhất, tạp chí tuần Shonen Jump
(Shueisha) từ mức 4 triệu bản tăng vọt lên mức 5 triệu bản, đặc biệt số
tạp chí cuối năm còn có số lượng tiêu thụ lên tới 6 triệu bản. Lý do
ban đầu của bước nhảy vọt này là nhờ hai tác phẩm xuất sắc Slam Dunk (Inoue Takehiko) và Yuyu Hakusho (Togashi Yoshihiro) bắt đầu được Shonen Jump đăng tải dài kì. Thông tin về thành công ban đầu này đã xuất hiện liên tục trên các phương tiện truyền thông qua thông điệp “Shonen Jump
đột phá mức 5 triệu bản” và kết quả là tạo nên tâm lý “muốn mua cuốn
tạp chí manga có số lượng tiêu thụ 5 triệu bản” trong tâm trí những
người đã tiếp cận nguồn thông tin đó. Cuối cùng, Shonen Jump-
một tạp chí phát hành hàng tuần dành cho đối tượng thiếu niên đã đạt
mức tiêu thụ đều đặn 5 triệu bản/tuần- một con số khó lòng tưởng tượng
nổi vì nó có ý nghĩa “cứ 28 người dân Nhật Bản từ trẻ sơ sinh đến cụ
già, thì có 1 người là độc giả của Shonen Jump”. Sự kiện thứ hai có liên quan đến giới chính trị gia Nhật Bản. Câu chuyện bắt đầu từ Chinmoku No Kantai (Kawaguchi Kaiji), được đăng trên tạp chí Comic Morning
(Kodansha). Tác phẩm này không được dự đoán là sẽ thành công vang dội
trước khi nó được ngài nghị sĩ Yamaguchinhắc tới khi chất vấn Cục
trưởng Cục phòng vệ Nhật Bản, rằng “ngài đã đọc tác phẩm đó chưa?”. Sau
đó, tác phẩm này lại được nhà văn đồng thời là nghị sĩ Ishihara
Shintaro đề cập đến trong một bài phê bình của mình. Ngòi lửa truyền
thông đã được châm, Chinmoku No Kantai được truyền hình, phát thanh, báo chí liên tục nhắc tới và dẫn đến một kết quả dễ suy đoán: Tạp chí Comic Morning đạt mức phát hành 1 triệu bản và sách phát hành vào mùa thu năm đó đạt mức 600.000 bản ngay ở lần in đầu tiên.
Tiếp nối xu thế cuối thập kỉ 80, sách in sau
tạp chí vẫn giữ mức ổn định bình quân 50 ngàn bản, trong khi tạp chí
dường như phải chịu sự tấn công của quá nhiều yếu tố cạnh tranh cùng
lúc tại thời điểm đó như Internet, PHS, Windows95,... nên đã không còn
đủ sức mạnh để giữ vững số lượng phát hành cao như thời kì trước. Sau
sự kiện Dragon Ball kết thúc trên Shonen Jump (Shueisha)
thì số lượng phát hành của tạp chí này ngay lập tức bị ảnh hưởng, từ
mức 5 triệu bản đã rớt xuống mức 3 triệu bản. Chỉ sau khi có được những
con “át chủ bài” mới như Hunter x Hunter (Togashi Yoshihiro), One Piece (Oda Eiichiro), Hikaru No Go (Hotta Yumi & Obata Takeshi) thì Shonen Jump
mới dần hồi phục trở lại, tuy không thể quay lại được mức 5,6 triệu bản
như ở thời kì trước. Ba nhà xuất bảnKodansha, Shogakukan, Shueisha vẫn
tiếp tục là nhóm chi phối thị trường manga với tỉ lệ thị phần lên tới
80%.
Xu thế mediamix đã thực sự “bùng nổ” trong
thập niên này. Cánh cửa để vào thế giới manga đã từ tạp chí chuyển sang
truyền hình- đó là một nhận định có căn cứ khá chắc chắn. Anime không
còn đơn thuần được sản xuất để chiếu trên tivi mà còn được đầu tư kinh
phí rất lớn để đưa vào hệ thống rạp chiếu phim phát hành băng, đĩa.
Ngay cả âm nhạc- lĩnh vực mà ban đầu chỉ là yếu tố phụ trợ để nâng cao
hiệu quả cho anime thì nay đã chịu ảnh hưởng lớn hơn nhiều. Một ví dụ
là serie anime Chibi Marukochan dựa theo manga cùng tên của họa sĩ Sakura Momoko, bộ phim được lồng ca khúc Odoru Ponpokorin
của nhóm nhạc B.B.Queens và ca khúc này đã đạt mức kỉ lục phát hành đĩa
đơn. Các phần mềm trò chơi điện tử phát triển từ các bộ manga ăn khách
cũng thu được nhiều thành công bất ngờ, tiêu biểu như Dragon Ball
đạt mức 1 triệu 4 trăm ngàn đĩa. Tất cả đã tạo nên một thị trường manga
vào cuối thế kỉ 20, rộng lớn, đa dạng và cũng phức tạp, khó đoán định
hơn bao giờ hết.
Theo số liệu thống kê gần đây nhất, Nhật Bản
có 110 nhà xuất bản phát hành manga, 49 nhà xuất bản trong số đó ra 297
loại tạp chí khác nhau. Giá bán bình quân của tạp chí là 303 yên, sách
là 400 yên, với đối tượng độc giả từ 5 đến 60 tuổi. Mỗi năm, có khoảng
10.000 bộ Manga được phát hành, đem lại doanh thu trên dưới 500 tỷ yên.
Tính đến nay đã có 7 bộ manga đạt con số phát hành trên 100 triệu bản: Dragon Ball (160 triệu), Kochikame (135 triệu), One Piece (122 triệu), Slam Dunk (120 triệu), Doraemon (100 triệu), Meitantei Conan (100 triệu), Oshinbo (100 triệu).
Nguồn amworld
Những năm 50 được bắt đầu với sự xuất hiện
hàng loạt tạp chí thiếu niên đăng tải các tác phẩm manga của lớp họa sĩ
đầu tiên, trong số đó có một cái tên đã trở thành huyền thoại: Tezuka
Osamu. Điểm chung của các tờ tạp chí thời kì này là đều có hình thức
bìa màu, trình bày bằng hình ảnh các nữ diễn viên, các võ sĩ sumo hay
cầu thủ bóng chày nổi tiếng. Các nhà xuất bản đã khéo léo lồng ghép
những phần nội dung khác như mục phỏng vấn các nhân vật nổi tiếng,
phóng sự đưa tin những sự kiện lớn trong đời sống xã hội thời kì đó như
lễ thành hôn của Hoàng thái tử, những câu chuyện cảm động có thực,… nhờ
vậy mà các tạp chí này đã xoá bỏ hoàn toàn tâm lý “chỉ có học sinh tiểu
học mới đọc tạp chí manga” và thành công trong việc chiếm lòng tin của
các bậc phụ huynh.
Một thay đổi có tính chất cách mạng vào những
năm đầu của thập niên 60 là sự nhất thể hóa giữa “người mua” và “người
đọc”. Nếu trước kia “người mua” manga phần lớn là cha mẹ và “người đọc”
là con cái thì tới giai đoạn này, cùng với sự phát triển của hình thức
kinh doanh hộ gia đình, các bậc cha mẹ ngày càng có ít thời gian dành
cho con cái hơn, thay vào đó, trẻ em được cha mẹ cho tiền tiêu vặt và
được hoàn toàn tự do chọn mua thứ mình thích.
Các tạp chí thiếu niên xuất bản hàng tuần như Shonen Sunday (Shogakukan), Shonen Magazine (Kodansha), Shonen King
(Shonen Gahousha), là các tạp chí được đặc biệt yêu thích. Thời kì này
cũng đánh dấu sự bắt đầu của xu thế đăng tải manga dài kì và sự tăng
nhanh số lượng phát hành- từ vài trăm ngàn lên tới con số triệu bản mà
kỉ lục đầu tiên do Shonen Magazine (Kodansha) lập vào năm 1966.
Một sự kiện đánh dấu sự bắt đầu của công thức kết hợp Manga-Anime-Tivi,
đó là serie phim hoạt hình Tetsuwan Atom chuyển thể từ tác phẩm
manga cùng tên của Tezuka Osamu được phát sóng truyền hình năm 1963.
Tất cả những sự kiện trên đã đưa manga và anime trở thành một ngành
công nghiệp giải trí đích thực và mở ra một tương lai phát triển rực rỡ
trong các thập niên tiếp theo.
►Thập niên 70: Thị trường mở rộng
Cuối thập niên 60 sang đến thập niên 70, bên
cạnh 3 tạp chí tiên phong giai đoạn trước đã xuất hiện thêm 3 tạp chí
thiếu niên khác, đó là: Shonen Jump (Shueisha), Bokura Magazine (Kodansha) và Shonen Champion
(Akita Shoten). Trong suốt thập kỉ 70, những tạp chí này luôn dẫn đầu
bảng thành tích với lượng phát hành bình quân trên dưới 1 triệu bản.
Đứng ở vị trí thứ hai là thể loại tạp chí Shojo- tạp chí dành cho đối
tượng thiếu nữ, với 4 gương mặt tiêu biểu: Shojo Friend (Kodansha), Margaret, Seventeen (Shueisha) và Shojo Comic (Shogakukan).
Bước sang thời kì này, lớp độc giả manga đầu
tiên ở thập kỉ 50 đã trở thành những sinh viên đại học, sau đó thành
tầng lớp viên chức, nhân viên công ty, phụ nữ nội trợ,… Họ vẫn còn đọc
tạp chí thiếu niên? Tất nhiên là không rồi. Bên cạnh lượng độc giả của
các tạp chí Shonen, Shojo được bổ sung đều đặn hàng năm, các nhà xuất
bản đã không quên dành sự quan tâm đặc biệt tới bộ phận bạn đọc trưởng
thành này, và thế là hàng loạt các tạp chí dành cho thanh niên, tạp chí
dành cho các phụ nữ trẻ là nhân viên công ty hay ở nhà làm nội trợ,…đã
xuất hiện và nhanh chóng bám đuổi số lượng phát hành thể loại Shonen, Shojo. Thị trường manga giống như một quả bóng cao su, bắt đầu phình to cùng với biên độ tuổi độc giả tăng dần.
Nhưng ngay trong nửa đầu thập kỉ này đã xuất
hiện những yếu tố khách quan gây tác động bất lợi đối với quá trình
phát triển của manga: Ngành kinh tế dựa vào xuất khẩu của Nhật bị tổn
hại nghiêm trọng bởi đồng yên mất giá so với đồng đôla Mỹ, cơn sốt dầu
lửa năm 73 đã đẩy mức tăng giá tiêu dùng lên tới 24%. Ngay lập tức, mức
tăng trưởng doanh thu quảng cáo trên các tạp chí manga sụt giảm rõ rệt,
các nguyên liệu đầu vào như giấy, mực in tăng theo giá dầu đã đẩy giá
thành sản xuất lên cao. Các nhà xuất bản đã làm gì để vượt qua tình
huống khó khăn này? Trước hết, phải nhắc đến sự xuất hiện của các bộ
manga được tập hợp lại sau khi đã rất ăn khách trên các tạp chí. Đây là
một bước đi táo bạo của các nhà xuất bản nhằm đa dạng hóa thị trường
manga đang bị lệ thuộc quá lớn vào tạp chí. Bên cạnh đó, xu thế
“mediamix” (truyền thông kết hợp) xuất hiện từ cuối thập kỉ 60 đã được
áp dụng đầy sáng tạo và thực sự trở thành công thức thành công của các
nhà xuất bản, các hãng sản xuất anime và hãng truyền hình trong suốt
các thời kì sau. Tiêu biểu là sự kết hợp giữa anime và manga của Doraemon (Đôrêmon- Fujiko Fujio), kết hợp giữa manga với sân khấu kịch của Versailles No Bara (Hoa hồng Vécxây- Ikeda Ryoko) hay tổ chức hẳn một sự kiện lớn thu hút sự hiếu kì của các fan như trường hợp Galaxy Express 999
(Đoàn tàu Ngân Hà 999- Matsumoto Reiji),... Những nỗ lực sáng tạo đó đã
nhanh chóng đưa manga thoát khỏi tình trạng suy thoái, đưa qui mô thị
trường manga đạt mức 200 tỷ yên vào giai đoạn cuối thập kỉ này (kết quả
thống kê của Viện nghiên cứu xuất bản).
►Thập niên 80: Sự đa dạng hóa của thị trường
Với đối tượng độc giả từ 5 đến 40 tuổi, thị
trường manga tiếp tục chia nhỏ không chỉ theo độ tuổi mà còn dựa theo
các tiêu chí khác như nghề nghiệp, sở thích,... Các tạp chí mới liên
tục xuất hiện trong khi số tạp chí cũ bị loại khỏi thị trường cũng
không ít. Tuy nhiên, đã có sự phân cực rõ rệt về số lượng phát hành
giữa tạp chí ăn khách với các tạp chí cùng loại đứng dưới, con số
thường là vài trăm triệu bản so với vài trăm ngàn bản. Shogakukan, Kodansha và Shueisha
là ba “đại gia” chia nhau những phân khúc chính của thị trường, như năm
86, ba nhà xuất bản này nắm giữ tới 71,4 % thị phần tạp chí và 81% thị
phần sách manga.
Sức mạnh của “mediamix” cũng được phát huy tối
đa với sự tham gia của các ngành liên kết như quảng cáo, truyền hình,
quan hệ công chúng, đặc biệt là anime, qua công thức “tạp
chí-anime-sách, hàng hóa”. Những tác phẩm xuất sắc của lớp họa sĩ thế
hệ sau như Dr.Slump, Dragon Ball (Toriyama Akira), Touch, Miyuki, Rough (Adachi Ryu), Urusei Yatsura, Ranma ½ (Takahashi Rumiko), Bastard (Hagiwara Kazushi), Captain Tsubasa (Takahashi Yoichi), Hokuto No Ken
(Hara Tetsuo),... đã thu được thành công vang dội nhờ công thức này.
Sức mạnh của anime và tivi đã lên tới đỉnh cao khi độc giả thay công
thức “tạp chí-sách” bằng công thức “anime-sách”, độc giả bắt đầu mua
các bộ sách manga và lưu giữ trên giá sách của mình sau khi anime được
chiếu trên tivi. Xu thế này đã khiến số lượng phát hành tạp chí dần sụt
giảm, thay vào đó là số lượng tiêu thụ sách tăng cao. Ngoại trừ một số
tạp chí vẫn giữ được số lượng ổn định như tạp chí Shukan Shonen Jump (Shueisha), Gekkan Shonen Jump (Shueisha), Gekkan Shonen Magazine
(Kodansha) thì hầu hết đều sụt giảm số lượng phát hành, đặc biệt là các
loại tạp chí dành cho thiếu nữ. Tuy nhiên, tính trên tổng thể thì qui
mô thị trường manga giai đoạn này đã tăng lên mức 400 tỷ yên (năm 1988).
►Thập niên 90: Sức mạnh của truyền thông
“Manga bắt đầu được tiêu thụ như một phần của
truyền thông”- đó là thông điệp đầu tiên gắn với hai sự kiện nổi bật
vào những năm đầu thập niên 90.
Thứ nhất, tạp chí tuần Shonen Jump
(Shueisha) từ mức 4 triệu bản tăng vọt lên mức 5 triệu bản, đặc biệt số
tạp chí cuối năm còn có số lượng tiêu thụ lên tới 6 triệu bản. Lý do
ban đầu của bước nhảy vọt này là nhờ hai tác phẩm xuất sắc Slam Dunk (Inoue Takehiko) và Yuyu Hakusho (Togashi Yoshihiro) bắt đầu được Shonen Jump đăng tải dài kì. Thông tin về thành công ban đầu này đã xuất hiện liên tục trên các phương tiện truyền thông qua thông điệp “Shonen Jump
đột phá mức 5 triệu bản” và kết quả là tạo nên tâm lý “muốn mua cuốn
tạp chí manga có số lượng tiêu thụ 5 triệu bản” trong tâm trí những
người đã tiếp cận nguồn thông tin đó. Cuối cùng, Shonen Jump-
một tạp chí phát hành hàng tuần dành cho đối tượng thiếu niên đã đạt
mức tiêu thụ đều đặn 5 triệu bản/tuần- một con số khó lòng tưởng tượng
nổi vì nó có ý nghĩa “cứ 28 người dân Nhật Bản từ trẻ sơ sinh đến cụ
già, thì có 1 người là độc giả của Shonen Jump”. Sự kiện thứ hai có liên quan đến giới chính trị gia Nhật Bản. Câu chuyện bắt đầu từ Chinmoku No Kantai (Kawaguchi Kaiji), được đăng trên tạp chí Comic Morning
(Kodansha). Tác phẩm này không được dự đoán là sẽ thành công vang dội
trước khi nó được ngài nghị sĩ Yamaguchinhắc tới khi chất vấn Cục
trưởng Cục phòng vệ Nhật Bản, rằng “ngài đã đọc tác phẩm đó chưa?”. Sau
đó, tác phẩm này lại được nhà văn đồng thời là nghị sĩ Ishihara
Shintaro đề cập đến trong một bài phê bình của mình. Ngòi lửa truyền
thông đã được châm, Chinmoku No Kantai được truyền hình, phát thanh, báo chí liên tục nhắc tới và dẫn đến một kết quả dễ suy đoán: Tạp chí Comic Morning đạt mức phát hành 1 triệu bản và sách phát hành vào mùa thu năm đó đạt mức 600.000 bản ngay ở lần in đầu tiên.
Tiếp nối xu thế cuối thập kỉ 80, sách in sau
tạp chí vẫn giữ mức ổn định bình quân 50 ngàn bản, trong khi tạp chí
dường như phải chịu sự tấn công của quá nhiều yếu tố cạnh tranh cùng
lúc tại thời điểm đó như Internet, PHS, Windows95,... nên đã không còn
đủ sức mạnh để giữ vững số lượng phát hành cao như thời kì trước. Sau
sự kiện Dragon Ball kết thúc trên Shonen Jump (Shueisha)
thì số lượng phát hành của tạp chí này ngay lập tức bị ảnh hưởng, từ
mức 5 triệu bản đã rớt xuống mức 3 triệu bản. Chỉ sau khi có được những
con “át chủ bài” mới như Hunter x Hunter (Togashi Yoshihiro), One Piece (Oda Eiichiro), Hikaru No Go (Hotta Yumi & Obata Takeshi) thì Shonen Jump
mới dần hồi phục trở lại, tuy không thể quay lại được mức 5,6 triệu bản
như ở thời kì trước. Ba nhà xuất bảnKodansha, Shogakukan, Shueisha vẫn
tiếp tục là nhóm chi phối thị trường manga với tỉ lệ thị phần lên tới
80%.
Xu thế mediamix đã thực sự “bùng nổ” trong
thập niên này. Cánh cửa để vào thế giới manga đã từ tạp chí chuyển sang
truyền hình- đó là một nhận định có căn cứ khá chắc chắn. Anime không
còn đơn thuần được sản xuất để chiếu trên tivi mà còn được đầu tư kinh
phí rất lớn để đưa vào hệ thống rạp chiếu phim phát hành băng, đĩa.
Ngay cả âm nhạc- lĩnh vực mà ban đầu chỉ là yếu tố phụ trợ để nâng cao
hiệu quả cho anime thì nay đã chịu ảnh hưởng lớn hơn nhiều. Một ví dụ
là serie anime Chibi Marukochan dựa theo manga cùng tên của họa sĩ Sakura Momoko, bộ phim được lồng ca khúc Odoru Ponpokorin
của nhóm nhạc B.B.Queens và ca khúc này đã đạt mức kỉ lục phát hành đĩa
đơn. Các phần mềm trò chơi điện tử phát triển từ các bộ manga ăn khách
cũng thu được nhiều thành công bất ngờ, tiêu biểu như Dragon Ball
đạt mức 1 triệu 4 trăm ngàn đĩa. Tất cả đã tạo nên một thị trường manga
vào cuối thế kỉ 20, rộng lớn, đa dạng và cũng phức tạp, khó đoán định
hơn bao giờ hết.
Theo số liệu thống kê gần đây nhất, Nhật Bản
có 110 nhà xuất bản phát hành manga, 49 nhà xuất bản trong số đó ra 297
loại tạp chí khác nhau. Giá bán bình quân của tạp chí là 303 yên, sách
là 400 yên, với đối tượng độc giả từ 5 đến 60 tuổi. Mỗi năm, có khoảng
10.000 bộ Manga được phát hành, đem lại doanh thu trên dưới 500 tỷ yên.
Tính đến nay đã có 7 bộ manga đạt con số phát hành trên 100 triệu bản: Dragon Ball (160 triệu), Kochikame (135 triệu), One Piece (122 triệu), Slam Dunk (120 triệu), Doraemon (100 triệu), Meitantei Conan (100 triệu), Oshinbo (100 triệu).
Nguồn amworld