Giới thiệu về Manga ở Nhật Bản
Nhật
bản là nước hàng đầu về truyện tranh. Manga Nhật bản được xuất bản khắp
thế giới trên các báo và tạp chí. Trước tiên xin giới thiệu vài nét về
công nghiệp manga Nhật bản.
Công
nghiệp manga ở nhật bản là một cổ máy khổng lồ. Thử tưởng tượng 20%
tổng số xuất bản ở Nhật là Manga. Doanh số bán của manga mỗi năm trong
thập kỷ 90 là khoảng 600 tỉ Yen, bao gồm 350 tỉ từ tạp chí và 250 tỉ từ
đóng tập thành sách. Với dân số 120 triệu người. Có thể tính ra rằng,
mỗi người bỏ ra khoảng 2000 Yen mỗi năm cho manga, dưới hình thức này
hay hình thức khác.
3
nhà xuất bản lớn nhất về manga là Kodansha, Shogakkan và Shueisha. Theo
sau đó là 10 nhà xuất bản: Akita Shoten, Futabasha, Shonen Gahosha,
Hakusensha, Nihon Bungeisha và Kobunsha. Đó là không kể hàng hà các nhà
xuất bản nhỏ. Các nhà xuất bản lớn ngoài manga còn xuất bản các thể
loại sách khác nữa.
Có người tính
rằng có khoảng 3000 hoạ sĩ manga chuyên nghiệp ở Nhật bản. Tất cả cá
nhân họ đều có xuất bản ít nhất một bộ manga nhưng đa số kiếm sống bằng
cách làm trợ lý cho các hoạ sĩ Manga nổi tiếng. Chỉ 300 trong số họ,
hoặc 10% là có thu nhập trên mức trung bình dựa vào vẽ manga. Thêm vào
đó, có một lượng rất lớn các hoạ sĩ manga nghiệp dư, chỉ vẽ và xuất bản
những tạp chí nhỏ có tính cách kiểu fan, gọi là dojinshi.
Đặc điểm của manga Nhật bản
Manga khác biệt với truyện tranh ở các nước khác với những tính cách sau:
1. Nhiều tập và thường dài.
Rất
hiếm có manga nào ở Nhật Bản mà được sáng tác ra để xuất bản chỉ 1
cuốn. Thường thì được phát hành theo dạng nhiều tập, mỗi tập 20 đến 30
trang. Vì được xuất bản đầu tiên trên các tạp chí nên manga thường ở
dạng trắng đen. Các tác phẩm nổi tiếng có thể được tiếp tục lên nhiều
năm và lên hơn cả chục cuốn sách.
2. Đa dạng về đối tượng người đọc
Manga
Nhật bản có thể được chia ra các phân loại sau tuỳ theo lứa tuổi của
độc giả của các tạp chí: tạp chí cho trẻ em (yonenshi), tạp chí cho
tuổi mới lớn (shonenshi) và tạp chí cho “Trẻ” (yangushi, seinenshi).
Nhóm thừ 2 bao gồm tạp chí cho người lớn (otonashi). Manga dành cho phụ
nữ thì được chia ra làm manga dành cho con gái (shojoshi) và manga cho
quí cô (redizu). Manga dành cho phụ nữ mang đặc diểm là tính cách nhân
vật phức tạp và kiểu hành văn rất đặc trưng.
3. Dẫn lời tinh tế và phức tạp
Dẫn
dắt câu chuyện hay sutourii-man được phát triển mạnh ở Nhật bản hơn là
loại truyện tranh một hoặc 4 khung. Manga đã đạt đến trình độ cao trong
việc dẫn dắt câu chuyện và có thể nói là không thua gì fim. Trong khi
các thành phần của fim là các cảnh (cut) thì ở manga nó là khung, hay
còn gọi là Koma. Kiểu cách sắp xếp các koma rất tinh tế nên cho phép
câu chuyện được thể hiện liền lạc. Sutourii-man chú trọng đến sự phát
triển tính cách nhân vật trong khi truyện tranh các nước khác, như Pháp
chẳng hạn thì chú trọng đến bối cảnh nhiều hơn. Trong manga, bối cảnh,
không khi của câu chuyện được thể hiện một cách rõ ràng bằng từ ngữ thể
hiện hành động. Do đó độc giả có thể nhập mình vào câu chuyện qua quá
trình liên hệ bằng tâm lý với nhân vật. Đây chính là yếu tố thành công
và ăn khách của thể loại manga.
Nguồn gốc của từ Manga
Truyện
tranh ở Nhật Bản được biết đến với từ manga. Thật ra từ truyện tranh
tiếng Nhật là komikku, được sử dụng trong giới xuất bản nhưng lại không
phổ thông trong công chúng. Manga theo kiểu chữ Katakana bao gồm 2 chữ
“vui” và “hình” và ban đầu ám chỉ hình châm biếm và hài hước. Nhưng sự
phát triển đột bậc của manga hiện đại vào thập kỷ 60 mở rộng chủ đề ra
ngoài châm biếm và hài hước. Từ đó thuật ngữ được sử dụng để bao gồm
luôn những chủ đề khác và tạo nên 1 chủng loại được chúng ta biết đến
ngày nay: truyện tranh nhật bản.
Hình thành và phát triển của manga Nhật bản
Chủ
đề châm biếm và hài hước có nguồn gốc từ thế kỷ 20 ở Nhật bản. Đầu thế
kỷ 19 họa sĩ Hokusai rất nổi danh trong thể loại này. Với việc hình
thành một đất nước hiện đại vào năm 1858, Nhật bản cũng phát triển các
phương tiện truyền thông đại chúng bao gồm báo và tạp chí có manga.
Nhưng cột mốc phát triển đáng kể nhất là sau thế chiến thứ 2. Do đó
manga ngày nay thật sự là manga sau cuộc chiến và có chiều dài lịch sử
hơn nữa thế kỷ.
Manga
hiện đại phải kể đến công lao của một thiên tài: Osamu Tezuka. Vào năm
1947, Tezuka lấy cảm hứng từ cuốn sách “Hòn đảo kho báu” (Treasure
Island) của Robert Louis Stevenson và làm ra 1 manga với tựa đề “New
Treasure Island” xuất bản dưới dạng sách. Mặc dù bối cảnh kinh tế suy
thoái của ngay sau cuộc chiến và sự tàn lụi của nghành xuất bản, manga
của ông đã ngay lập tức trở nên 1 quyển sách ăn khách nhất, bán được
400 ngàn bản. Lúc đó Tezuka chỉ mới 19 tuổi và là sinh viên y khoa. New
Treasure Island có 1 lối thể hiện khác hẳn những manga trước và đặt nền
móng và ảnh hưởng rất nhiều những thế hệ hoạ sĩ manga sau này. Bản thân
Tezuka thì tiếp tục vẽ manga cho tới lúc ông qua đời năm 1989. 1 trong
những tác phẩm của ông được biết đến nhiều nhất là Astro Boy.
Thập
kỷ sau chiến tranh đã nổi lên rất nhiều họa sĩ manga ngoài Tezuka và
bắt đầu mang đến một bùng nổ về manga. Tuy vậy manga lúc đó vẫn chỉ
được coi là dành cho trẻ em. Nhưng những ai lớn lên với manga không từ
bỏ được manga khi họ trưởng thành. Thế hệ hậu chiến là âu cũng là 1
"thế hệ manga".
Tới
cuối thập kỷ 60 thế hệ manga đã trở nên sinh viên đại học và manga hiện
đại bước qua một bước ngoặc mới. Đây chính là thời điểm người ta bắt
đầu thấy có những manga được vẽ ra để đáp ứng nhu cầu của sinh viên.
Phong trào sinh viên nổi lên cũng lấy manga như một phương tiện chuyển
tải mục đích và lý tưởng chính trị của họ và trong quá trình, manga
hiện đại đã tự chuyển hóa và trở thành manga chúng ta đang đọc bây giờ.
Vào khoảng
những năm 80, kỹ thuật manga bắt đầu cho thấy sự gọt dũa và các tạp chí
manga mang tính đa dạng như bây giờ. Ngày nay, manga nổi lên như một
phương tiện truyền thông cao cấp, thể hiện đủ thể loại từ giải trí như
hài hước, giả tưởng cho đến tiểu thuyết, các cuốn hướng dẫn và ngay cả
sách giáo dục. Và nó được mọi người đọc và thưởng thức.
Shojo manga
Người
lần đầu đến với manga khi đọc shojo manga thường rất ngạc nhiên vì nó
lạ và mang một phong cách rất khác. Shojo như đã bàn ở trên, dành cho
phụ nữ, tập trung vào chuyện tình cởm.
Nói chung, shojo có những đặc điểm sau:
Thứ
nhất, hơn 90% người vẽ và đọc shojo manga là phụ nữ. Bắt đầu cuối thập
kỷ 70, bắt đầu cái gọi là “làn sóng mới”, shojo manga thu hút một số
đọc giả nam. Một phần tại sao một thể loại riêng cho phụ nử là do 1 thị
trường to lớn của manga. Một lý do khác là văn hoá “con gái” và văn hoá
“con trai” bao giờ cũng chiếm cứ 2 cực khác nhau trong văn hóa nhật bản
Thứ
nhì, các câu chuyện của shojo xoay quanh quan hệ mẹ con, chuyện các cô
gái nổi danh thành ngôi sao, và chuyện tình cởm. Lối dẫn chuyện thường
là dễ đoán và có nhiều tình tiết thoái quá y chang fim truyền hình sến
nhiều tập ...vv...
Thứ
3, tên, hình dáng và tình huống của các nhân vật trong shojo manga
thường là từ tưởng tượng hay là lai phương tây. Các nhân vật được vẽ
phóng đại, với mắt chiếm đến gần 1/3 khuông mặt. Tóc thường vàng và
quăng. Chân thì cực dài và thon như siêu người mẫu. Chúng như tượng
trưng cho mẫu người phương tây lý tưởng qua con mắt của Nhật bản.
Thứ
4, shojo manga dùng lối dẫn chuyện rất lạ, các khung nhiều khi được
thiết kế không theo khuông mẫu. 1 khung có thể kéo dài cả trang và chân
dung của nhân vật có khi được kéo từ khung này sang khung kia, với hoa
hoè trang trí ở nền.
Cách
sử dụng hình ảnh của nhân vật đè lên nhiều khung và kiểu trang trí nền
có nguồn gốc từ các tạp chỉ thời trang cho phụ nữ thời tiền chiến.
Shojo manga mang phong cách đó lên 1 tầm cao hơn bằng cách dùng nó để
thể hiện 1 câu chuyện. Trong quyển Sexual Signatures: On being a man or
a woman, các nhà tình dục học John Money và Patricia Tucker lý luận
rằng: Thường thì truyện khiêu dâm cho đàn ông thường miêu tả hình ảnh
tình dục khác giới. Trong khi đó cho phụ nữ thường là đồng tính. Trong
shojo manga cũng vậy, vì vốn dành cho nữ độc giả nên chuyện tình cởm,
iêu đương của các nhân vật đa phần là đồng giới..
Giữa
thập kỹ 70, nổi lên “làn sóng mới” shojo manga mà đa số các hoạ sĩ sáng
tác đang ở độ tuổi từ 20-30. Những họa sĩ này làm những manga về khoa
học viễn tưởng, fantasy và con trai yêu nhau. Có vẻ độc giả nữ cảm thấy
thể hiện con trai đồng tính yêu nhau là lãng mạn nhiều hơn so với thực
tế tình yêu nam nữ. Nó cũng cho phép họa sĩ nhiều tự do và sáng tạo hơn
trong việc sáng tác. Các shojo manga mới này ra khỏi lằng ranh của phụ
nữ và thu hút một lượng độc giả nam đáng kể. Vì vậy, nhiều hoạ sĩ nữ
bắt đầu được mời về vẽ cho các tạp chỉ dành cho nam.
Cuối
những năm 80, bắt đầu xuất hiện một số tạp chí manga gợi cảm trong thể
loại manga dành cho phụ nữ. Chúng được phát hành bởi những nhà xuất bản
nhỏ nhưng dần dần thu hút nhiều độc giả của manga chính thống. Những
manga này đặt hiếp dâm, loạn luân vv dưới con mắt của nữ quyền, đồng
tình nữ ái vv. Nhưng với nội dung hơi “hoảng” như vậy, không phải cái
nào cũng khuýây động phản ứng của công chúng trước sex. Nhiều manga
mang kèm một cách nhìn tích cực và nhân bản về tình dục: khuyến khích
nhân quyền và giải phóng phụ nữ.
Nhật
bản là nước hàng đầu về truyện tranh. Manga Nhật bản được xuất bản khắp
thế giới trên các báo và tạp chí. Trước tiên xin giới thiệu vài nét về
công nghiệp manga Nhật bản.
Công
nghiệp manga ở nhật bản là một cổ máy khổng lồ. Thử tưởng tượng 20%
tổng số xuất bản ở Nhật là Manga. Doanh số bán của manga mỗi năm trong
thập kỷ 90 là khoảng 600 tỉ Yen, bao gồm 350 tỉ từ tạp chí và 250 tỉ từ
đóng tập thành sách. Với dân số 120 triệu người. Có thể tính ra rằng,
mỗi người bỏ ra khoảng 2000 Yen mỗi năm cho manga, dưới hình thức này
hay hình thức khác.
3
nhà xuất bản lớn nhất về manga là Kodansha, Shogakkan và Shueisha. Theo
sau đó là 10 nhà xuất bản: Akita Shoten, Futabasha, Shonen Gahosha,
Hakusensha, Nihon Bungeisha và Kobunsha. Đó là không kể hàng hà các nhà
xuất bản nhỏ. Các nhà xuất bản lớn ngoài manga còn xuất bản các thể
loại sách khác nữa.
Có người tính
rằng có khoảng 3000 hoạ sĩ manga chuyên nghiệp ở Nhật bản. Tất cả cá
nhân họ đều có xuất bản ít nhất một bộ manga nhưng đa số kiếm sống bằng
cách làm trợ lý cho các hoạ sĩ Manga nổi tiếng. Chỉ 300 trong số họ,
hoặc 10% là có thu nhập trên mức trung bình dựa vào vẽ manga. Thêm vào
đó, có một lượng rất lớn các hoạ sĩ manga nghiệp dư, chỉ vẽ và xuất bản
những tạp chí nhỏ có tính cách kiểu fan, gọi là dojinshi.
Đặc điểm của manga Nhật bản
Manga khác biệt với truyện tranh ở các nước khác với những tính cách sau:
1. Nhiều tập và thường dài.
Rất
hiếm có manga nào ở Nhật Bản mà được sáng tác ra để xuất bản chỉ 1
cuốn. Thường thì được phát hành theo dạng nhiều tập, mỗi tập 20 đến 30
trang. Vì được xuất bản đầu tiên trên các tạp chí nên manga thường ở
dạng trắng đen. Các tác phẩm nổi tiếng có thể được tiếp tục lên nhiều
năm và lên hơn cả chục cuốn sách.
2. Đa dạng về đối tượng người đọc
Manga
Nhật bản có thể được chia ra các phân loại sau tuỳ theo lứa tuổi của
độc giả của các tạp chí: tạp chí cho trẻ em (yonenshi), tạp chí cho
tuổi mới lớn (shonenshi) và tạp chí cho “Trẻ” (yangushi, seinenshi).
Nhóm thừ 2 bao gồm tạp chí cho người lớn (otonashi). Manga dành cho phụ
nữ thì được chia ra làm manga dành cho con gái (shojoshi) và manga cho
quí cô (redizu). Manga dành cho phụ nữ mang đặc diểm là tính cách nhân
vật phức tạp và kiểu hành văn rất đặc trưng.
3. Dẫn lời tinh tế và phức tạp
Dẫn
dắt câu chuyện hay sutourii-man được phát triển mạnh ở Nhật bản hơn là
loại truyện tranh một hoặc 4 khung. Manga đã đạt đến trình độ cao trong
việc dẫn dắt câu chuyện và có thể nói là không thua gì fim. Trong khi
các thành phần của fim là các cảnh (cut) thì ở manga nó là khung, hay
còn gọi là Koma. Kiểu cách sắp xếp các koma rất tinh tế nên cho phép
câu chuyện được thể hiện liền lạc. Sutourii-man chú trọng đến sự phát
triển tính cách nhân vật trong khi truyện tranh các nước khác, như Pháp
chẳng hạn thì chú trọng đến bối cảnh nhiều hơn. Trong manga, bối cảnh,
không khi của câu chuyện được thể hiện một cách rõ ràng bằng từ ngữ thể
hiện hành động. Do đó độc giả có thể nhập mình vào câu chuyện qua quá
trình liên hệ bằng tâm lý với nhân vật. Đây chính là yếu tố thành công
và ăn khách của thể loại manga.
Nguồn gốc của từ Manga
Truyện
tranh ở Nhật Bản được biết đến với từ manga. Thật ra từ truyện tranh
tiếng Nhật là komikku, được sử dụng trong giới xuất bản nhưng lại không
phổ thông trong công chúng. Manga theo kiểu chữ Katakana bao gồm 2 chữ
“vui” và “hình” và ban đầu ám chỉ hình châm biếm và hài hước. Nhưng sự
phát triển đột bậc của manga hiện đại vào thập kỷ 60 mở rộng chủ đề ra
ngoài châm biếm và hài hước. Từ đó thuật ngữ được sử dụng để bao gồm
luôn những chủ đề khác và tạo nên 1 chủng loại được chúng ta biết đến
ngày nay: truyện tranh nhật bản.
Hình thành và phát triển của manga Nhật bản
Chủ
đề châm biếm và hài hước có nguồn gốc từ thế kỷ 20 ở Nhật bản. Đầu thế
kỷ 19 họa sĩ Hokusai rất nổi danh trong thể loại này. Với việc hình
thành một đất nước hiện đại vào năm 1858, Nhật bản cũng phát triển các
phương tiện truyền thông đại chúng bao gồm báo và tạp chí có manga.
Nhưng cột mốc phát triển đáng kể nhất là sau thế chiến thứ 2. Do đó
manga ngày nay thật sự là manga sau cuộc chiến và có chiều dài lịch sử
hơn nữa thế kỷ.
Manga
hiện đại phải kể đến công lao của một thiên tài: Osamu Tezuka. Vào năm
1947, Tezuka lấy cảm hứng từ cuốn sách “Hòn đảo kho báu” (Treasure
Island) của Robert Louis Stevenson và làm ra 1 manga với tựa đề “New
Treasure Island” xuất bản dưới dạng sách. Mặc dù bối cảnh kinh tế suy
thoái của ngay sau cuộc chiến và sự tàn lụi của nghành xuất bản, manga
của ông đã ngay lập tức trở nên 1 quyển sách ăn khách nhất, bán được
400 ngàn bản. Lúc đó Tezuka chỉ mới 19 tuổi và là sinh viên y khoa. New
Treasure Island có 1 lối thể hiện khác hẳn những manga trước và đặt nền
móng và ảnh hưởng rất nhiều những thế hệ hoạ sĩ manga sau này. Bản thân
Tezuka thì tiếp tục vẽ manga cho tới lúc ông qua đời năm 1989. 1 trong
những tác phẩm của ông được biết đến nhiều nhất là Astro Boy.
Thập
kỷ sau chiến tranh đã nổi lên rất nhiều họa sĩ manga ngoài Tezuka và
bắt đầu mang đến một bùng nổ về manga. Tuy vậy manga lúc đó vẫn chỉ
được coi là dành cho trẻ em. Nhưng những ai lớn lên với manga không từ
bỏ được manga khi họ trưởng thành. Thế hệ hậu chiến là âu cũng là 1
"thế hệ manga".
Tới
cuối thập kỷ 60 thế hệ manga đã trở nên sinh viên đại học và manga hiện
đại bước qua một bước ngoặc mới. Đây chính là thời điểm người ta bắt
đầu thấy có những manga được vẽ ra để đáp ứng nhu cầu của sinh viên.
Phong trào sinh viên nổi lên cũng lấy manga như một phương tiện chuyển
tải mục đích và lý tưởng chính trị của họ và trong quá trình, manga
hiện đại đã tự chuyển hóa và trở thành manga chúng ta đang đọc bây giờ.
Vào khoảng
những năm 80, kỹ thuật manga bắt đầu cho thấy sự gọt dũa và các tạp chí
manga mang tính đa dạng như bây giờ. Ngày nay, manga nổi lên như một
phương tiện truyền thông cao cấp, thể hiện đủ thể loại từ giải trí như
hài hước, giả tưởng cho đến tiểu thuyết, các cuốn hướng dẫn và ngay cả
sách giáo dục. Và nó được mọi người đọc và thưởng thức.
Shojo manga
Người
lần đầu đến với manga khi đọc shojo manga thường rất ngạc nhiên vì nó
lạ và mang một phong cách rất khác. Shojo như đã bàn ở trên, dành cho
phụ nữ, tập trung vào chuyện tình cởm.
Nói chung, shojo có những đặc điểm sau:
Thứ
nhất, hơn 90% người vẽ và đọc shojo manga là phụ nữ. Bắt đầu cuối thập
kỷ 70, bắt đầu cái gọi là “làn sóng mới”, shojo manga thu hút một số
đọc giả nam. Một phần tại sao một thể loại riêng cho phụ nử là do 1 thị
trường to lớn của manga. Một lý do khác là văn hoá “con gái” và văn hoá
“con trai” bao giờ cũng chiếm cứ 2 cực khác nhau trong văn hóa nhật bản
Thứ
nhì, các câu chuyện của shojo xoay quanh quan hệ mẹ con, chuyện các cô
gái nổi danh thành ngôi sao, và chuyện tình cởm. Lối dẫn chuyện thường
là dễ đoán và có nhiều tình tiết thoái quá y chang fim truyền hình sến
nhiều tập ...vv...
Thứ
3, tên, hình dáng và tình huống của các nhân vật trong shojo manga
thường là từ tưởng tượng hay là lai phương tây. Các nhân vật được vẽ
phóng đại, với mắt chiếm đến gần 1/3 khuông mặt. Tóc thường vàng và
quăng. Chân thì cực dài và thon như siêu người mẫu. Chúng như tượng
trưng cho mẫu người phương tây lý tưởng qua con mắt của Nhật bản.
Thứ
4, shojo manga dùng lối dẫn chuyện rất lạ, các khung nhiều khi được
thiết kế không theo khuông mẫu. 1 khung có thể kéo dài cả trang và chân
dung của nhân vật có khi được kéo từ khung này sang khung kia, với hoa
hoè trang trí ở nền.
Cách
sử dụng hình ảnh của nhân vật đè lên nhiều khung và kiểu trang trí nền
có nguồn gốc từ các tạp chỉ thời trang cho phụ nữ thời tiền chiến.
Shojo manga mang phong cách đó lên 1 tầm cao hơn bằng cách dùng nó để
thể hiện 1 câu chuyện. Trong quyển Sexual Signatures: On being a man or
a woman, các nhà tình dục học John Money và Patricia Tucker lý luận
rằng: Thường thì truyện khiêu dâm cho đàn ông thường miêu tả hình ảnh
tình dục khác giới. Trong khi đó cho phụ nữ thường là đồng tính. Trong
shojo manga cũng vậy, vì vốn dành cho nữ độc giả nên chuyện tình cởm,
iêu đương của các nhân vật đa phần là đồng giới..
Giữa
thập kỹ 70, nổi lên “làn sóng mới” shojo manga mà đa số các hoạ sĩ sáng
tác đang ở độ tuổi từ 20-30. Những họa sĩ này làm những manga về khoa
học viễn tưởng, fantasy và con trai yêu nhau. Có vẻ độc giả nữ cảm thấy
thể hiện con trai đồng tính yêu nhau là lãng mạn nhiều hơn so với thực
tế tình yêu nam nữ. Nó cũng cho phép họa sĩ nhiều tự do và sáng tạo hơn
trong việc sáng tác. Các shojo manga mới này ra khỏi lằng ranh của phụ
nữ và thu hút một lượng độc giả nam đáng kể. Vì vậy, nhiều hoạ sĩ nữ
bắt đầu được mời về vẽ cho các tạp chỉ dành cho nam.
Cuối
những năm 80, bắt đầu xuất hiện một số tạp chí manga gợi cảm trong thể
loại manga dành cho phụ nữ. Chúng được phát hành bởi những nhà xuất bản
nhỏ nhưng dần dần thu hút nhiều độc giả của manga chính thống. Những
manga này đặt hiếp dâm, loạn luân vv dưới con mắt của nữ quyền, đồng
tình nữ ái vv. Nhưng với nội dung hơi “hoảng” như vậy, không phải cái
nào cũng khuýây động phản ứng của công chúng trước sex. Nhiều manga
mang kèm một cách nhìn tích cực và nhân bản về tình dục: khuyến khích
nhân quyền và giải phóng phụ nữ.